Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

4 cuốn sách gối đầu giường của người nổi tiếng

02:32 0 Comments
Cứ khoảng 10 người thành công thì có đến 9 người thừa nhận mình là một “con mọt sách”. Họ khẳng định rằng sách chính là công cụ tuyệt vời giúp họ tiếp tục hành trình học hỏi và trải nghiệm cuộc đời dù cho có đang ở độ tuổi nào đi nữa. Và 4 cuốn sách sau đây chính là bảo bối gối đầu giường của các nhà tỷ phú nổi tiếng thế giới.
1. Atlas shrugged (Atlas nhún vai) – Ayn Rand

4-cuon-sach-goi-dau-giuong-cua-nguoi-noi-tieng1

“Atlas nhún vai” thông qua câu chuyện về nhân vật chính Dagny Taggart, miêu tả một đất nước Hoa Kỳ trong một thời kỳ đen tối, khi các nhà công nghiệp và doanh nhân hàng đầu tổ chức một cuộc đình công, không cho nhà nước bóc lột sức lao động của họ cho “lợi ích chung”. Cuốn sách về chủ đề chính trị, kinh doanh này được đề xuất bởi Steve Jobs, người đã từng coi nó như là “sách hướng dẫn” cho cuộc đời và sự nghiệp kinh doanh của mình.
2. Competing against time (Cạnh tranh với thời gian) – George Stalk

4-cuon-sach-goi-dau-giuong-cua-nguoi-noi-tieng2

Đây chính là quyển sách mà các nhân viên tại Apple được CEO Tim Cook khuyên đọc. Sách viết về chủ đề kinh doanh, kinh tế và năng suất làm việc. "thời gian đồng nghĩa với tiền bạc, năng suất, chất lượng và sáng tạo. Cách thức mà các công ty hàng đầu quản trị thời gian trong sản xuất, trong việc phát triển sản phẩm mới, trong bán hàng và phân phối chính là lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ nhất của doanh nghiệp đó".
3. Business adventures (Những chuyến phiêu lưu trong kinh doanh) – John Brooks

4-cuon-sach-goi-dau-giuong-cua-nguoi-noi-tieng3

Cả Bill Gates và Warren Buffet đều lựa chọn “Những chuyến phưu lưu trong kinh doanh” làm quyển sách gối đầu giường cho mình. Cuốn sách đề cập đến sức mạnh và điểm yếu của các nhà lãnh đạo khi gặp khó khăn cũng như nói đến các vấn đề thường gặp trong kinh doanh.
4. Life is what you make it (Cuộc sống là những điều mà bạn tạo nên nó) – Peter Buffett

4-cuon-sach-goi-dau-giuong-cua-nguoi-noi-tieng4

Cuốn tự truyện về cuộc sống của Peter Buffett cũng chính là quyển sách yêu thích của cựu tổng thống Bill Clinton. “Cuộc sống là những gì mà bạn tạo nên nó” đúng như tên gọi, truyền đạt tới chúng ta thông điệp giản dị nhưng quý báu về cuộc sống, về quá trình mỗi người theo đuổi giấc mơ của mình.

Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2017

Mê xê dịch? Đây là 5 công việc lý tưởng dành cho bạn

01:47 2 Comments
Mức lương, vị trí, văn hóa công ty là những yếu tố quan trọng bạn cần cân nhắc khi chọn việc. Thế nhưng không phải lương, cũng không phải địa vị mà công việc yêu thích mới là điều bạn cần ưu tiên hàng đầu. Bởi lẽ cứ cố gắng đuổi theo một lĩnh vực mà mình không đam mê rồi sẽ đến lúc bạn cảm thấy chán nản. Vậy nên hãy “chọn một công việc mà mình yêu thích và bạn sẽ không phải làm việc bất kỳ ngày nào cả”. Chẳng hạn nếu bạn là một người trẻ đam mê xê dịch, những nghề nghiệp sau đây sẽ là lựa chọn tuyệt vời.
1. Tiếp viên hàng không/phi công

me-xe-dich-day-la-5-cong-viec-ly-tuong-danh-cho-ban1

Với những ai thích đi du lịch thì tiếp viên hàng không hay phi công có lẽ là công việc trên cả tuyệt vời. Là nhân viên là việc trên những chuyến bay bạn sẽ có cơ hội di chuyển giữa các thành phố lớn. Và nếu đó là chuyến bay quốc tế chặng dài thì bạn còn có thể tranh thủ thời gian để tham quan du lịch tại các địa điểm nổi tiếng trên thế giới. Tiếp viên hàng không cũng nằm trong top những nghề nghiệp lương cao không cần bằng đại học. Tuy nhiên để trở thành phi công, bạn phải đáp ứng được các điều kiện thể lực khắt khe và trải qua quá trình đào tạo rất gian khổ.
2. Hướng dẫn viên du lịch

me-xe-dich-day-la-5-cong-viec-ly-tuong-danh-cho-ban2

Nếu bạn năng nổ, hoạt bát, thích tiếp xúc với con người, có khả năng ngoại ngữ tốt, và quan trọng nhất là đam mê du lịch thì nghề hướng dẫn viên chắc chắc sẽ là lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Bạn có thể làm việc cho các công ty du lịch, hoặc nếu không trở thành một hướng dẫn viên tự do cũng có thể cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị cùng với mức thu nhập khá cao. Đặc biệt ngành du lịch Việt đang phát triển ngày một mạnh mẽ, các bạn trẻ sẽ có nhiều cơ hội hơn để phát triển trong ngành này.

3. Nhiếp ảnh gia tự do

me-xe-dich-day-la-5-cong-viec-ly-tuong-danh-cho-ban3

Nếu bạn muốn cùng lúc thỏa mãn đam mê cá nhân và kiếm tiền với công việc yêu thích của mình thì hãy làm một nhiếp ảnh gia tự do. Công việc của một nhiếp ảnh gia tự do cho phép bạn di chuyển đến nhiều địa điểm, những nơi có cảnh đẹp khắp mọi miền đất nước.
4. Tài xế xe khách du lịch

me-xe-dich-day-la-5-cong-viec-ly-tuong-danh-cho-ban4

Tương tự như hướng dẫn viên thì các “bác tài” xe khách du lịch cũng có nhiều dịp tham quan các danh lam thắng cảnh khi đồng hành cùng những chuyến đi. Công việc lái xe đòi hỏi sức khỏe tốt nên thường phù hợp với nam hơn là nữ giới. Bạn cần có bằng lái hợp pháp và tay lái cứng để được nhận vào vị trí này.
5. Phóng viên, nhà báo

me-xe-dich-day-la-5-cong-viec-ly-tuong-danh-cho-ban5

Phóng viên cũng là nghề nghiệp lý tưởng cho những ai mê xê dịch. Không thoải mái như những công việc khác, những lần tác nghiệp của phóng viên khá gian khổ và nhiều áp lực. Tuy nhiên bỏ qua những khó khăn đó thì niềm vui được đi và trải nghiệm sẽ là động lực cho bạn cố gắng.

Thứ Năm, 7 tháng 12, 2017

10 vị CEO nổi tiếng thế giới chứng tỏ trường đời chính là trường học lớn nhất (Phần 2)

01:36 0 Comments
Ở kỳ trước Trungtamvieclamtphcm đã giới thiệu đến bạn đọc phần 1 của danh dách 10 vị CEO nổi tiếng thế giới chứng tỏ trường đời chính là trường học lớn nhất. Tiếp tục danh sách là 5 cái tên nổi tiếng không kém: Michael Dell, Mark Zuckberg, Paul Allen, Bill Gates và Steve Jobs.
6. Michael Dell

10-vi-ceo-noi-tieng-chung-minh-truong-doi-la-truong-hoc-lon-nhat1

Ở tuổi 19, Michael Dell không tham gia đại học như các bạn cùng trang lứa. Chàng trai trẻ này đã dùng 1000 USD mình có để thành lập Dell – một trong những công ty công nghệ máy tính nổi tiếng nhất thế giới hiện nay. Năm 1992, Michael Dell là CEO trẻ nhất được xếp vào danh sách Fortune 500 của tạp chí Fortune.
7. Mark Zuckerberg

10-vi-ceo-noi-tieng-chung-minh-truong-doi-la-truong-hoc-lon-nhat2

Chắc hẳn không ai là không biết đến vị CEO nổi tiếng này. Ngay từ nhỏ, Mark đã sớm bộc lộ mình là mọt thiên tài công nghệ. Anh say mê máy tính và tự mày mò tạo ra các chương trình chơi nhạc. Ông chủ của mạng xã hội lớn nhất toàn cầu Facebook theo học tại Đại học Harvard nhưng đã từ bỏ chương trình học trước khi tốt nghiệp để tập trung cho Facebook.
8. Bill Gates

10-vi-ceo-noi-tieng-chung-minh-truong-doi-la-truong-hoc-lon-nhat3

Không thể không nhắc tới Bill Gates, nhà sáng lập kiêm chủ tịch của Microsoft. Ông nhập học tại trường đại học Harvard vào năm 1973 nhưng từ bỏ vào năm thứ hai để thành lập nên Microsoft. Ngoài Microsoft, Bill Gates còn cho ra mắt Corbis – trang cung cấp thông tin hình ảnh nổi tiếng.
9. Paul Allen

10-vi-ceo-noi-tieng-chung-minh-truong-doi-la-truong-hoc-lon-nhat4

Bạn thân của Bill Gates – Paul Allen là nhà đồng sáng lập Microsoft. Cũng giống như người bạn thân của mình, Paul chưa từng tốt nghiệp đại học. Cùng với Bill Gates, ông đã tạo ra một tập đoàn công nghệ trị giá hàng trăm tỷ USD.
10. Steve Jobs

10-vi-ceo-noi-tieng-chung-minh-truong-doi-la-truong-hoc-lon-nhat5


CEO của Apple đã sớm bộc lộ tài năng từ khi còn nhỏ. Năm 12 tuổi, Steve được thuê làm việc trong dây chuyền lắp ráp của hãng máy tính nổi tiếng HP. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông vào học tại đại học Reed nhưng đã bỏ ngang sau đó. Ông đã kết hợp người bạn Wozniak sản xuất chiếc máy tính đầu tiên trong garage nhà mình. Và đó chính là cách mà Apple ra đời.

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

10 vị CEO nổi tiếng thế giới chứng tỏ trường đời chính là trường học lớn nhất (Phần 1)

00:44 1 Comments
Mark Zuckerberg, Michael Dell, Bill Gates,… những cái tên đã quá nổi tiếng với tất cả mọi người. Họ được cả thế giới ngưỡng mộ bởi tài năng xuất chúng, một sự nghiệp thành công và tầm ảnh hưởng lớn. Nghe có vẻ khó tin nhưng sự thật là những vị CEO này đều không có bằng đại học. Thành công họ đạt được đều là nhờ vào tài trí, khôn ngoan và sự nỗ lực, cố gắng phấn đấu hết mình. Họ đã chứng minh trường đời chính là trường học lớn nhất. Hãy cùng điểm qua những 10 tấm gương sáng giá sau đây.
1. Alfred Taubman

10-vi-ceo-noi-tieng-gioi-chung-to-truong-doi-chinh-la-truong-hoc-lon-nhat1

Doanh nhân nổi tiếng người Mỹ Alfred Taubman bắt đầu sự nghiệp từ khi còn khá “nhỏ” – 11 tuổi. Ông là việc tại một cửa hàng bán lẻ và công việc này kéo dài cho đến hết những năm trung học. Ông đã có một thời gian ngắn học tại trường Đại học Michigan nhưng việc học tập bị gián đoạn vì bị gọi nhập ngũ. Sau khi quay trở lại trường, ông theo học khóa học nghệ thuật và kiến trúc. Tuy nhiên, nhận thấy cơ hội kinh doanh trong ngành bất động sản ở thời điểm đó là rất lớn, ông đã quyết định bỏ dở con đường đại học và thành lập công ty Taubman Center – một trong những ông lớn trong ngành bất động sản hiện nay.
2. Richard Schultz

10-vi-ceo-noi-tieng-gioi-chung-to-truong-doi-chinh-la-truong-hoc-lon-nhat2


Cũng giống như Alfred Taubman, Richard Schultz - nhà sáng lập kiêm cựu CEO của công ty Best Buy bắt đầu sự nghiệp khi mới 11 tuổi với nghề bán báo dạo. Dự định thi vào trường Đại học St. Thomas của ông không thể thực hiện vì lệnh gọi nhập ngũ ngay khi ông vừa tốt nghiệp trung học. Sau khi giải ngũ, ông cùng cha hành nghề bán linh kiện điện tử. Và nhanh chóng vài năm sau đó, ông thành lập công ty riêng chuyên bán các loại linh kiện âm thanh và nhạc cụ. Những năm 1980, Richard mở rộng sản phẩm kinh doanh và đổi tên công ty thành Best Buy.
3. Ralph Lauren

10-vi-ceo-noi-tieng-gioi-chung-to-truong-doi-chinh-la-truong-hoc-lon-nhat3

Ông chủ của Polo Ralph Lauren, một trong những thương hiệu thời trang nổi tiếng nhất thế giới hiện nay chính là Ralph Lauren. Ông cho biết mình chưa từng học qua một trường lớp thiết kế thời trang nào. Tất cả những gì ông làm đó là “đi theo bản năng của chính mình”. Chỉ với tấm bằng tốt nghiệp trung học, Lauren đã gây dựng nên một sự nghiệp thành công mà nhiều người phải mơ ước.
4. Richard Branson

10-vi-ceo-noi-tieng-gioi-chung-to-truong-doi-chinh-la-truong-hoc-lon-nhat4


Bỏ học từ năm 16 tuổi để kinh doanh, Branson thậm chí không có cả bằng tốt nghiệp trung học. Bắt đầu với việc kinh doanh cuốn tạp chí Sinh viên, 4 năm sau đó, Branson sáng lập tập đoàn Virgin, công ty bán lẻ đặt hàng qua thư. Sau đó, Brason mở cửa hàng băng đĩa đầu tiên của Virgin tại London và phát triển công ty ngày càng một lớn mạnh. Hiện tại tập đoàn Virgin cung cấp các sản phẩm và dịch vụ di động, truyền hình, đài phát thanh, tài chính, y tế, du lịch,…
5. Micky Arison

10-vi-ceo-noi-tieng-gioi-chung-to-truong-doi-chinh-la-truong-hoc-lon-nhat5
Từ một nhân viên bán hàng tại Carnival, Micky Arison đã chứng tỏ năng lực xuất chúng của mình và phấn đấu lên các cấp bậc cao hơn là Phó chủ tịch phụ trách vận tải khách hàng. Cuối cùng ông trở thành Chủ tịch của công ty này. Arison đã đưa Carnival trở thành một trong những công ty du lịch tàu biển hàng đầu. Và tất nhiên, vị CEO này cũng không hề tốt nghiệp từ trường đại học.

Thứ Hai, 13 tháng 11, 2017

5 qui tắc ngầm nơi công sở tân binh nào cũng phải biết

00:59 0 Comments
Có câu “nhập gia tùy tục”, khi bắt đầu làm việc ở một môi trường mới, chúng ta buộc phải làm quen và hòa nhập với văn hóa ở môi trường đó. Nhưng văn hóa của một công ty không chỉ bao gồm những quy định bề nổi, mà còn có cả những qui tắc ngầm, những luật bất thành văn mà nhân viên nào cũng phải tự hiểu. Không phải ai cũng đủ tinh tế để nhận ra những điều này, nhất là với những tân binh lần đầu tiên đặt chân vào môi trường công sở. Cùng tìm hiểu một số luật ngầm sau đây để không phạm sai lầm ở nơi mới nhé.

1. Không tò mò về chuyện riêng của người khác


5-qui-tac-ngam-cong-so-tan-binh-nao-cung-phai-biet1

Qui tắc đầu tiên mà bạn cần phải biết đó là: Không tò mò quá nhiều về chuyện riêng của người khác. Sau những ngày đầu tiên bỡ ngỡ, bạn sẽ làm quen với khá nhiều đồng nghiệp mới và sẽ có những lời hỏi han gợi chuyện khiến bạn phải tò mò về nhiều thứ. Hãy biết chọn lọc chủ đề để nói, tránh hỏi sâu về những vấn đề riêng tư của đồng nghiệp nếu bạn không muốn bị cho là kẻ lắm chuyện hay ngược lại, bị kể lể nguyên ngày về những thứ vớ vẩn.
2. Ra về sau 5h mới đúng luật
Tuy rằng 5h là thời gian tan sở và bạn hoàn toàn có quyền rời đi ngay lúc đó nhưng hầu hết mọi người không ai làm như vậy. Bạn hãy sắp xếp sao cho mọi việc mỗi ngày được hoàn thành vào lúc 5h. Nếu xong trước giờ ra về, hãy nán lại làm vài việc lặt vặt và rời đi vào khoảng 5h10 phút. Tin chắc rằng sếp và đồng nghiệp sẽ ấn tượng tốt hơn về bạn.
3. Đi ăn trưa không được rủ sếp


5-qui-tac-ngam-cong-so-tan-binh-nao-cung-phai-biet2

Có thể các tân binh sẽ bất ngờ với qui tắc này nhưng đây lại không phải là chuyện lạ. Thông thường giờ ăn trưa sẽ là thời gian để đồng nghiệp ngồi với nhau và bàn tán đủ thứ chuyện cả về công việc lẫn chuyện riêng tư, thậm chí là “nói xấu” cấp trên. Chỉ cần có sếp “góp vui”, chủ đề câu chuyện sẽ bị thu hẹp, không khí trở nên rất gượng gạo.
4. Trước khách hàng, lỗi sẽ thuộc về nhân viên
Nếu gặp phải những trường hợp như vậy thì bạn cũng đừng quá ấm ức hay tức giận. Đây được coi như là điều hiển nhiên phải làm vì thông thường khách hàng sẽ dễ dàng chấp nhận lỗi được gây ra bởi nhân viên hơn là người quản lý. Đây cũng là một trong những cách để giữ hình ảnh, uy tín cho công ty.
5. Tham gia với mọi người, nếu không bạn sẽ là chủ để của câu chuyện


5-qui-tac-ngam-cong-so-tan-binh-nao-cung-phai-biet3

Cho dù bạn là một người khép kín, hãy cố gắng tham gia cùng mọi người trong các buổi tụ tập trò chuyện. Qua những lần như vậy bạn có thể góp nhặt cho mình rất nhiều thông tin hữu ích, ngoài ra còn tạo được mối quan hệ tốt với đồng nghiệp công ty. Ngoài ra, thị phi công sở không tha cho bất kỳ ai, đừng nghĩ rằng đứng ngoài cuộc sẽ tránh được nó, ngược lại, bạn có thể trở thành chủ đề cho mọi người bàn tán.

Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

Kiểu CV nào phù hợp với bạn nhất?

22:21 3 Comments
Việc lựa chọn kiểu CV phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả tìm việc của bạn. Một CV phù hợp với vị trí ứng tuyển sẽ gây được sự chú ý với nhà tuyển dụng. Để viết một CV, chúng ta có thể lựa chọn nhiều kiểu trình bày khác nhau, mỗi kiểu sẽ có những ưu điểm và bất lợi riêng.

kieu-cv-nao-phu-hop-voi-ban-nhat

1. CV theo trình tự thời gian
Đây là kiểu CV được sử dụng phổ biến nhất. Trong CV này, bạn sẽ trình bày lần lượt các kinh nghiệm làm việc của mình và nên đưa công việc hiện tại hoặc công việc cũ gần nhất lên trước. Với kiểu CV này, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng hình dung được những trải nghiệm của ứng viên, tuy nhiên lại chỉ thích hợp với những ai theo đuổi một vị trí ở cùng một lĩnh vực. Nó thể là một điểm bất lợi với những ai có kinh nghiệm gần nhất không liên quan đến vị trí ứng tuyển, có thời gian làm việc ở các công ty không lâu hoặc khoảng trống giữa các công việc quá dài. Nhà tuyển dụng có thể dựa vào đây để khai thác điểm yếu của bạn trong buổi phỏng vấn.
2. CV theo chức năng
Nếu bạn đang tìm kiếm một vị trí cao hơn mà lại không có những kinh nghiệm liên quan, hoặc bạn không muốn nhà tuyển dụng đánh giá mình là một người hay nhảy việc thì một CV chức năng sẽ là lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Như đã nói, CV loại này sẽ giúp bạn không bị lộ các điểm yếu trước nhà tuyển dụng. Tuy nhiên nhiều nhà tuyển dụng vẫn thích nhận những CV theo trình tự thời gian hơn vì CV chức năng khiến họ có đôi chút nghi ngờ và cảnh giác hơn với ứng viên.

kieu-cv-nao-phu-hop-voi-ban-nhat1

3. CV kết hợp
Dù bạn chọn loại nào trong hai loại CV thời gian và CV chức năng thì cũng sẽ không tránh khỏi những điểm bất lợi. Bạn có thể kết hợp cả hai loại này để hạn chế khuyết điểm và tận dụng tối đa ưu điểm của chúng. Trong CV kết hợp, bạn sẽ trình bày những kỹ năng, bằng cấp mà mình có, theo sau đó là công việc liên quan đến vị trí ứng tuyển và thời gian làm việc. Kiểu kết hợp này sẽ giúp bạn làm nổi bật được những thành tích cá nhân, đồng thời thể hiện trải nghiệm của mình trong công việc.

Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

Nhà tuyển dụng đã biết cách từ chối ứng viên đúng chuẩn?

03:10 0 Comments
Từ chối ứng viên, nghe có vẻ là một việc đơn giản, chẳng mấy quan trọng nhưng thực tế nó lại là một trong những tiêu chí thể hiện sự chuyên nghiệp và uy tín của công ty. Nhiều công ty không có sự quan tâm đúng mức cho khâu này nên mắc phải những sai lầm dưới đây.

nha-tuyen-dung-biet-cach-tu-choi-ung1


1. Dùng sự im lặng để từ chối

Nhiều nhà tuyển dụng vào cuối buổi phỏng vấn sẽ nói với ứng viên rằng “chúng tôi sẽ gửi kết quả tới bạn sớm nhất” nhưng rồi họ lại chỉ gửi thông báo tới những ứng viên được chọn. Đây thực sự là một sai lầm. Các nhà tuyển dụng thường biện minh rằng có quá nhiều ứng viên và họ không có đủ thời gian để thông báo cho những người bị loại. Tuy nhiên, đấy không hề là một lý do chính đáng. Việc im lặng của nhà tuyển dụng sẽ khiến ứng viên phải chờ đợi trong thời gian dài,  họ sẽ đánh giá nhà tuyển dụng làm việc không chuyên nghiệp.

2. Từ chối ngay cuối buổi phỏng vấn

Cũng là một sai lầm lớn không kém khi nhà tuyển dụng quyết định thông báo kết quả cho ứng viên ngay sau buổi phỏng vấn, dù đó là kết quả đậu hay rớt. Quyết định nhanh chóng này chắc chắn sẽ không được ứng viên đánh giá cao. Họ sẽ nghĩ rằng công ty quyết định quá vội vã, không có sự xem xét kỹ lưỡng và sẽ khiến nhiều ứng viên cảm thấy không phục.

nha-tuyen-dung-biet-cach-tu-choi-ung


3. Từ chối qua điện thoại

Thông báo kết quả loại bằng cách gọi điện thoại không phải là lựa chọn tốt cho cả ứng viên và nhà tuyển dụng. Về phía ứng viên, cuộc điện thoại từ chối này có thể khiến cho họ có cảm giác hụt hẫng, nếu đó là công việc mà họ đang đặt rất nhiều hy vọng thì câu từ chối của nhà tuyển dụng có thể khiến họ xúc động dẫn đến tình huống khó xử cho đôi bên. Về phía nhà tuyển dụng, việc gọi điện thoại cho ứng viên bị loại sẽ gây lãng phí thời gian và tiền bạc của công ty.

Vậy từ chối thế nào mới đúng chuẩn?


Giải pháp tốt nhất để từ chối ứng viên đó là gửi thông báo qua email. Trong email, nhà tuyển dụng có thể từ chối một cách tế nhị những ứng viên chưa phù hợp và bày tỏ mong muốn nhận được sự quan tâm của ứng viên ở những đợt tuyển dụng khác của công ty. Bằng cách này, nhà tuyển dụng cũng có thể tạo được cầu nối với ứng viên, duy trì hình ảnh của một công ty có tác phong làm việc chuyên nghiệp.

Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017

Gọi tên 4 phong cách nhà phỏng vấn thường gặp

22:24 0 Comments
Sắp tới bạn sẽ có một cuộc phỏng vấn quan trọng. Bạn đã chuẩn bị tất cả mọi thứ từ CV, các câu hỏi, trang phục,… Nhưng bạn có nghĩ tới liệu mình sẽ gặp một người phỏng vấn như thế nào chưa? Nhiều người nghĩ rằng chuyện này thì không thể nào biết trước được, nhưng thực tế bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị trước để ứng phó tốt hơn trong buổi phỏng vấn. Mỗi người sẽ có cách phỏng vấn khác nhau, nhưng nhìn chung sẽ có 4 phong cách thường gặp sau:
1. Nhà phỏng vấn thân thiện

goi-ten-4-phong-cach-nha-phong-van1

Những nhà phỏng vấn theo phong cách này thường tạo cho ứng viên cảm giác rất thoải mái. Ngay khi bạn bước vào, họ sẽ nở nụ cười thật tươi và hỏi bạn những câu chào hỏi rất thân thiện để xóa tan cảm giác ngại ngùng lo lắng của bạn. Và sau đó buổi phỏng vấn sẽ diễn ra tự nhiên như một cuộc trò chuyện giữa những người quen. Bạn có thể sẽ cảm thấy mình thật may mắn vì gặp được một nhà phỏng vấn dễ tính như vậy, nhưng đừng mừng vội, đấy có thể là nghệ thuật phỏng vấn của họ. Họ dẫn dắt ứng viên vào cuộc phỏng vấn một cách thoải mái nhất có thể để nhận được câu trả lời cởi mở và chân thật nhất. Nếu gặp phải những nhà phỏng vấn như vậy, đừng mất cảnh giác, bạn tuyệt đối nên chú ý trong các câu trả lời của mình.
2. Nhà phỏng vấn đáng sợ

goi-ten-4-phong-cach-nha-phong-van2

Trái ngược với các nhà phỏng vấn thân thiện, một số khác lại có phong cách rất độc – phong cách dọa dẫm. Bạn có thể hình dung mình sẽ được hỏi những câu hỏi “đáng sợ” như: “Tôi thấy bạn chẳng có gì nổi bật, tại sao chúng tôi phải tuyển bạn?” hay “Công việc rất áp lực, tôi e là bạn sẽ không chịu đựng nổi…” Trước tình huống này có thể bạn sẽ bị phân tâm và bắt đầu lúng túng trong các câu trả lời của mình. Đừng lo lắng, đối phương không thực sự đáng sợ như bạn nghĩ đâu, chỉ là họ đang cố tình tạo áp lực để thử thách khả năng ứng biến của bạn mà thôi. Hãy cứ bình tĩnh và trả lời thật tốt nhé.
3. Nhà phỏng vấn lạnh lùng

goi-ten-4-phong-cach-nha-phong-van3

Một số bạn sau khi tham gia phỏng vấn rất bối rối nói rằng mình gặp phải một người phỏng vấn chẳng hỏi gì nhiều mà cũng chẳng thể hiện cảm xúc gì cả. Nếu coi đó là một sự không may, thì chỉ là do các bạn ấy chưa biết cách ứng phó phù hợp với những nhà phỏng vấn mang phong cách lạnh lùng này thôi. Như đã nói, những nhà phỏng vấn lạnh lùng thường sẽ có thái độ khá thờ ơ với bạn, họ chỉ đưa ra các câu hỏi khái quát theo một form có sẵn và đợi chờ câu trả lời từ bạn. Điều này dễ khiến cho bạn có cảm giác lạc lõng. Cách ứng phó thông minh nhất trong trường hợp này đó là “phỏng vấn ngược” nhà tuyển dụng. Đối phương chính xác là đang đợi bạn tự thể hiện bản thân nên đừng ngần ngại hãy đặt những câu hỏi khéo léo cho họ để dẫn dắt cuộc phỏng vấn về đúng như những gì bạn mong đợi. Nếu làm được điều này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao bạn đấy.
4. Nhà phỏng vấn điều tra

goi-ten-4-phong-cach-nha-phong-van4

Điều tra – chính là phong cách thường thấy nhất của các nhà phỏng vấn. Họ sẽ hỏi bạn hàng loạt các câu hỏi về học vấn, kinh nghiệm, mục tiêu của bạn trong tương lai. Họ sẽ xoáy sâu vào các điểm yếu của bạn và đặt ra các câu hỏi dồn dập khiến bạn bối rối. Nếu có một hồ sơ sạch và tự tin vào năng lực của mình, bạn cứ thoải mái trả lời tất cả các câu hỏi mà không cần phải lo lắng gì.
Nắm rõ những phong cách phỏng vấn thường gặp trên đây bạn sẽ không còn gì phải sợ và đã có thể chuẩn bị tư thế sẵn sàng để bước vào cuộc phỏng vấn quan trọng sắp tới rồi nhé.

Thứ Hai, 9 tháng 10, 2017

3 lý do tại sao không nên nói dối trong CV của bạn

23:33 0 Comments
Nhiều ứng viên không ngại nói dối nhà tuyển dụng để được một lý lịch đẹp cho bản thân khi ứng tuyển công việc. Không chỉ những ứng viên thông thường mà cả những ứng viên tài năng và trung thực nhất cũng thừa nhận có những điều không đúng sự thật trong CV của mình. Trong một số trường hợp, bạn có thể thay đổi hoặc sắp xếp lại vài điều trong lý lịch để thuận lợi cho mình hơn. Tuy nhiên, nói dối trong CV chưa bao giờ là một lựa chọn tốt vì những lý do sau đây.

3-ly-do-tai-sao-khong-nen-noi-doi-trong-CV1

1. Bạn sẽ phải lo lắng bị phát hiện
Những người sẽ phỏng vấn bạn nếu không phải là chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự thì cũng là những nhà phỏng vấn có kinh nghiệm. Họ đã tiếp xúc với hàng trăm ứng viên trước khi cầm trên tay CV của bạn nên đừng nghĩ rằng bạn có thể qua mặt được họ. Chỉ cần đọc qua CV hoặc vài câu hỏi trong vòng phỏng vấn họ cũng có thể dễ dàng phát hiện ra bạn là một ứng viên không trung thực. Hơn nữa một khi đã nói dối, bạn sẽ lo sợ bị nhà tuyển dụng phát hiện. Tâm lý này có thể ảnh hưởng tới sự thể hiện của bạn trong vòng phỏng vấn.
2. Có thể khiến bạn bị mất việc
Ngay khi nhà tuyển dụng nhận thấy bất kỳ điều gì sai sự thật dù lớn hay nhỏ trong CV , họ sẽ có ấn tượng không tốt về bạn, hoặc tệ hơn là mất niềm tin và nghi ngờ tất cả câu trả lời của bạn. Kể cả bạn có may mắn vượt qua vòng phỏng vấn, bạn có thể gặp khó khăn trong công việc vì sếp sẽ không hoàn toàn tin tưởng và trọng dụng bạn.

3-ly-do-tai-sao-khong-nen-noi-doi-trong-CV2

3. Phá hoại danh tiếng của bạn
Có thể bạn nghĩ một lời khai không đúng sự thật chẳng có gì là quan trọng nhưng nó có thể phá hỏng hình tượng mà bạn tạo dựng bấy lâu nay. Một lần mất tín vạn lần mất tin, một sự tai tiếng nhỏ cũng có thể khiến bạn mất đi danh tiếng của mình. Không hẳn lúc nào nói ra sự thật cũng là tốt, cũng có những trường hợp “nói dối” lại là lựa chọn thông minh hơn. Nhưng bạn hãy cố gắng hạn chế ít nhất có thể để không dẫn tới những kết quả xấu như trên.

Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017

4 lời khuyên cho bạn khi làm việc với sếp trẻ

19:00 0 Comments
Trên lý thuyết chúng ta thường bắt đầu sự nghiệp với một công việc ở vị trí thấp và dần dần sẽ phát triển lên các cấp bậc cao hơn. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ nhỏ tuổi hơn cấp trên và lớn tuổi hơn các nhân viên cấp dưới mình. Nhưng đôi lúc mọi việc sẽ không được thuận buồn xuôi gió như vậy. Vì nhiều lý do khác nhau mà bạn phải bắt đầu lại sự nghiệp của mình một lần nữa ở vạch xuất phát. Lúc này có thể bạn sẽ phải làm việc với những cấp trên có ít kinh nghiệm hơn, thậm chí là ít tuổi hơn mình. Vậy làm thế nào để dung hòa mối quan hệ trong công việc với những vị sếp trẻ tuổi hơn mình? Sau đây là 4 lời khuyên dành cho bạn.

4-loi-khuyen-cho-ban-khi-lam-viec-voi-sep-tre1


1.        Lưu ý ngôn từ và hành động của bạn

Cho dù khoảng cách tuổi tác giữa hai người là lớn hay nhỏ thì bạn cũng đừng nên để tâm đến và cũng đừng khiến sếp của bạn phải chú tâm đến điều đó bằng cách thay đổi cách ứng xử phù hợp hơn. Tránh sử dụng những câu nói như: “Khi ở tuổi của bạn tôi đã từng…”, “Bạn sẽ hiểu những gì tôi nói khi bạn trải qua việc này…”, “Tôi đã từng làm như thế này…”…. Và cũng đừng có những hành động chỉ trích sếp của bạn khi không hài lòng trong bất cứ vấn đề nào. Có thể sếp của bạn sai, nhưng nên nhớ sếp vẫn là cấp trên của bạn.

2.        Không nên xem thường sếp

Tuyệt đối không nên tỏ thái độ xem thường sếp của mình. Có thể người sếp trẻ tuổi vẫn còn ít kinh nghiệm trong công việc nhưng anh ấy/cô ấy cũng đã phải cố gắng rất nhiều để đạt được vị trí đó, và họ vẫn cần thời gian để trau dồi thêm kỹ năng quản lý của mình. Thay vì tỏ ra xem thường, bạn hãy góp ý với sếp một cách khéo léo. Những buổi trao đổi như vậy sẽ kéo gần khoảng cách giữa hai người, cũng sẽ khiến sếp tin tưởng và trọng dụng bạn hơn.

4-loi-khuyen-cho-ban-khi-lam-viec-voi-sep-tre2


3.        Đừng cố tìm kiếm sự đối xử đặc biệt

Nếu bạn nghĩ rằng mình là người có kinh nghiệm nên phải được đối xử đặc biệt hơn, hay thăng tiến nhanh hơn,… thì bạn đã hoàn toàn sai lầm. Khi bắt đầu lại công việc, bạn sẽ đứng cùng vạch xuất phát với những đồng nghiệp của mình. Có thể họ ít kinh nghiệm hơn nhưng chưa chắc họ đã làm việc thua kém bạn. Cấp trên sẽ xem xét cơ hội cho mọi người công bằng như nhau. Vì vậy đừng cố gắng tìm kiếm bất kỳ sự đối xử đặc biệt nào.

4.        Hãy làm việc thật chăm chỉ

Lời khuyên cuối cùng dành cho bạn đó là hãy cố gắng làm việc thật tốt. Nếu tự tin với kinh nghiệm và kỹ năng của mình, bạn hãy thể hiện nó trong công việc hằng ngày. Sếp của bạn sẽ xem xét và đánh giá năng lực của bạn dựa trên cách mà bạn làm việc và kết quả công việc của bạn chứ không phải trên số năm kinh nghiệm mà bạn có trước đây. Hãy nỗ lực xứng đáng, thành công sẽ tự khắc đến với bạn.

Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017

5 quy tắc sử dụng điện thoại di động tại nơi làm việc

03:38 0 Comments
Sự tiện dụng của điện thoại di động trong cuộc sống ngày nay là không thể phủ nhận. Với một chiếc điện thoại di động, bạn có thể giữ liên lạc với gia đình, bạn bè bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào mà bạn cần, thậm chí ở cả nơi làm việc. Tuy vậy, sử dụng điện thoại di động tại nơi làm việc có thể khiến bạn bị sao lãng khi làm việc hoặc làm phiền tới đồng nghiệp của mình. Tại nhiều văn phòng, việc sử dụng điện thoại di động được quy định rất nghiêm ngặt nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của nó tới năng suất làm việc của nhân viên. Kể cả khi văn phòng của bạn không có những quy định như vậy thì bạn cũng cần tuân theo những quy tắc sau đây để sử dụng điện thoại di động một cách văn minh nhất.

5-quy-tac-su-dung-dien-thoai-di-dong-tai-noi-lam-viec1


1.        Tắt chuông điện thoại

Chắc chắn là chẳng ai muốn bị làm phiền bởi tiếng nhạc chuông khi đang tập trung làm việc cả, vì vậy nếu bạn mang theo điện thoại của mình tới nơi làm việc, hãy tắt chuông trước khi bước vào. Trong trường hợp bạn đang đợi một cuộc điện thoại quan trọng và không muốn bị bỏ lỡ, hãy để tiếng chuông nhỏ vừa nghe, hoặc tốt hơn nên đặt điện thoại ở chế độ rung. Hơn nữa chắc bạn cũng không muốn sếp biết mình đã gọi bao nhiêu cuộc điện thoại trong giờ làm việc đâu phải không?

2.        Chỉ sử dụng điện thoại cho những cuộc gọi quan trọng

Đang trong giờ làm việc, bạn nên hạn chế thực hiện các cuộc gọi. Bạn chỉ nên gọi khi có việc thực sự quan trọng, còn lại hãy chọn nhắn tin hoặc email để trao đổi. Bởi việc nói chuyện điện thoại không những gây phiền tới đồng nghiệp xung quanh mà còn khiến cho chính bạn bị mất tập trung trong công việc.

3.        Tìm một nơi riêng tư để nói chuyện điện thoại

Tại các văn phòng thường có những không gian trống để nhân viên có thể ngồi thư giãn hoặc thực hiện các cuộc họp ngắn. Những khu vực này khá riêng tư nên bạn có thể tới đây để gọi điện thoại mà không lo làm phiền tới ai cũng như không sợ cuộc gọi của bạn bị nghe trộm. Nhưng nên nhớ là chỉ sử dụng không gian ấy trong thời gian ngắn thôi nhé.

5-quy-tac-su-dung-dien-thoai-di-dong-tai-noi-lam-viec2


4.        Không nên gọi điện thoại trong phòng vệ sinh

Nhiều người thường vào phòng vệ sinh để gọi điện thoại vì nghĩ sẽ không làm phiền ai. Tuy nhiên không gian này lại không hề riêng tư một chút nào. Bạn không thể biết rằng ai đang ở phòng kế bên và liệu người đó có được nhắc đến trong cuộc thoại của bạn hay không. Hơn nữa sẽ thật không lịch sự chút nào nếu để đầu dây bên kia nghe thấy tiếng mở cửa hay xả nước.

5.        Không mang điện thoại vào phòng họp

Trừ khi phải dùng điện thoại cho những việc liên quan đến cuộc họp như ghi chú, lấy số liệu,… bạn không nên mang điện thoại vào phòng họp. Kể cả khi bạn đã tắt chuông điện thoại, nó cũng có thể khiến bạn bị mất tập trung trong buổi họp.

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

Làm việc tại nhà vào thứ sáu?

20:46 0 Comments
Thứ sáu – ngày làm việc kém hiệu quả nhất

Một cuộc khảo sát của Viking tại Ireland, hơn 60% số người được hỏi cho rằng thứ sáu là ngày làm việc kém hiệu quả nhất trong tuần, đặc biệt là vào khung giờ từ 4h chiều đến 6h chiều. Kết quả này cũng là một điều dễ hiểu bởi người lao động đã phải làm việc liên tục 4 ngày trước đó và đến ngày làm việc thứ năm, cơ thể họ đã bắt đầu mệt mỏi, bộ não cũng căng thẳng vì hoạt động quá nhiều dẫn tới hiệu suất làm việc giảm sút.

lam-viec-tai-nha-vao-thu-sau1



Khảo sát này cũng chỉ ra phần đông trong số người tham gia khảo sát đều mong muốn cải thiện tình trạng này. Khoảng 40% mong muốn chế độ đãi ngộ tốt hơn (như tăng lương, chế độ bảo hiểm,..), 30% nói rằng sự cho phép linh động về thời gian sẽ khiến họ cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc, và 25% gợi ý về một ngày thứ sáu làm việc tại nhà.

Một ngày thứ sáu tuyệt vời…

Hãy thử tưởng tượng một ngày thứ sáu một nhân viên thức dậy mà không phải đóng lên mình bộ đồng phục công sở cứng nhắc, không phải vội vã chen chúc vào dòng người tấp nập ngoài kia để kịp giờ làm. Thay vì thức dậy sớm như những ngày làm việc trước, anh ta có thể ngủ thêm một chút cho đủ giấc, hoặc dậy sớm tập thể dục, ăn sáng cùng gia đình,… Sau đó việc anh cần làm là ăn mặc thật thoải mái và ngồi vào bàn làm việc.

lam-viec-tai-nha-vao-thu-sau2



Sự thay đổi địa điểm làm việc như vậy vừa giúp người lao động giảm bớt được thời gian di chuyển để có thêm thời gian cho hoạt động cá nhân, và giảm bớt sự mệt mỏi, căng thẳng. Làm việc tại nhà, cơ thể bạn sẽ có thể thư giãn một cách thoải mái, đầu óc bớt áp lực hơn. Ngoài ra, sự thay đổi không gian làm việc cũng giúp mang lại cảm giác mới mẻ, kích thích khả năng suy nghĩ, sáng tạo.

…những chưa chắc đã hoàn hảo

lam-viec-tai-nha-vao-thu-sau3


Tuy nhiên, một số nhà lãnh đạo có kinh nghiệm cho rằng, việc cho phép nhân viên làm việc tại nhà cũng tiềm tàng những mối nguy. Đầu tiên phải kể đến là sự mất tập trung. Ở nhà, bạn sẽ có nhiều mối quan tâm hơn là công sở. Công việc nhà, sự quấy rầy của con nhỏ, khách viếng thăm,… đều là có thể khiến bạn mất tập trung khi đang làm việc. Ngoài ra các công ty cũng lo ngại tính kỷ luật của nhân viên sẽ bị ảnh hưởng nếu làm việc tại nhà vào ngày thứ sáu. Khi bạn ăn mặc một cách chuyên nghiệp, cách giao tiếp, xử lý vấn đề của bạn cũng chuyên nghiệp hơn và phù hợp với tính chất công việc. Các công ty lo ngại khi bạn ăn mặc và làm việc quá thoải mái, cách bạn giải quyết công việc cũng sẽ “thoải mái” theo.

Nhìn chung, ngày thứ sáu làm việc tại nhà là một giải pháp khá hữu hiệu để vừa cải thiện chất lượng làm việc vừa cải thiện chất lượng cuộc sống cho người lao động. Các nhà lãnh đạo hãy dựa vào tính chất công việc của nhân viên, phân tích kỹ lưỡng lợi ích và rủi ro để quyết định xem có nên áp dụng hình thức này cho doanh nghiệp của mình hay không.

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

Các bước chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn qua Skype thành công

23:04 0 Comments
Một trong những hình thức thường được các nhà tuyển dụng lựa chọn để phỏng vấn các ứng viên từ xa đó là phỏng vấn qua Skype. Tuy không phải gặp mặt trực tiếp với nhà tuyển dụng nhưng nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, buổi phỏng vấn có thể sẽ khó khăn hơn bạn nghĩ. Bài viết sau đây chia sẻ các tip trong công tác chuẩn bị nhằm giúp bạn có được buổi phỏng vấn qua Skype thật thành công.


cac-buoc-chuan-bi-cho-mot-buoi-phong-van-qua-skype

Tạo không gian ghi hình
1. Camera Lựa chọn thiết bị có chất lượng camera tốt và đường truyền ổn định để hình ảnh được truyền tải một cách tốt nhất. Chỉnh camera ở độ sáng thích hợp không quá tối hoặc chói. Điều chỉnh góc quay của camera ở vị trí thích hợp sao cho hình ảnh của bạn là trung tâm. Lưu ý không đặt quá gần hay quá xa. 2. Phông nền Chọn phông nền màu sắc nhã nhặn, đơn giản tránh những màu sắc quá nổi bật hay nhiều chi tiết rối rắm. Gợi ý tốt nhất là không gian trong phòng làm việc hoặc phòng khách của bạn. Nhưng hãy sắp xếp mọi thứ lại một chút để nhà tuyển dụng thấy phong cách chuyên nghiệp của bạn nhé. 3. Âm thanh Hãy dành riêng một khoảng thời gian trống nhất định cho buổi ghi hình. Tắt âm thanh của tất cả các thiết bị và hãy lưu ý với các thành viên trong gia đình rằng bạn sẽ có một buổi phỏng vấn quan trọng để không bị làm phiền.
Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn
1. Luyện tập trước ống kính Bạn nên giành thời gian luyện tập trước nhiều lần để quen với kiểu phỏng vấn này. Bật camera lên, giả định bạn đang đối diện với nhà tuyển dụng qua màn hình. Lưu ý hướng mắt vào camera, không nhìn vào màn hình vì như vậy sẽ trông như bạn đang nhìn xuống dưới. Luyện tập lại nhiều lần để có một phong thái thật tự tin và chuyên nghiệp nhé. 2. Nghiên cứu về công ty Tuy hình thức khác nhau nhưng nội dung của một buổi phỏng vấn qua Skype cũng sẽ tương tự như phỏng vấn trực tiếp. Nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn các câu hỏi để kiểm tra mức độ quan tâm và hiểu biết của bạn về công ty, vì vậy hãy nắm chắc những thông tin này trước khi bước vào buổi phỏng vấn để có thể trả lời một cách trót lọt. 3. Chọn trang phục phù hợp


cac-buoc-chuan-bi-cho-mot-buoi-phong-van-qua-skype-1

Đừng nghĩ rằng phỏng vấn qua camera thì trang phục như thế nào cũng được nhé. Nhà tuyển dụng bao giờ cũng sẽ đánh giá cao một ứng viên với trang phục lịch sự hơn là một ứng viên ăn mặc thiếu chỉnh chu. Hãy lựa chọn trang phục gọn gàng, lịch sự như đang tham dự một buổi phỏng vấn trực tiếp. Gợi ý trang phục hoàn hảo cho nam là sơ mi trắng dài tay thắt cà vạt, suit tối màu và tóc cắt gọn gàng, nữ nên trang điểm nhẹ và tiết chế trang sức.
Bước vào phỏng vấn
1. Nói rõ ràng Cố gắng phát âm rõ ràng, không nói quá nhanh hoặc quá chậm, và duy trì âm lượng ổn định để nhà tuyển dụng không bỏ sót bất kỳ ý nào trong câu trả lời của bạn. 2. Trả lời một cách rành mạch Lắng nghe câu hỏi, dành vài giây suy nghĩ và bắt đầu trả lời. Cố gắng thể hiện quan điểm của mình một cách rõ ràng. Với những câu hỏi quá khó đối với bạn, hãy chuyển hướng một cách khéo léo và lôi kéo sự chú ý của nhà tuyển dụng vào những điểm mạnh trong CV của mình.
Sau buổi phỏng vấn
1. Gửi thư cảm ơn Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn, hãy gửi một bức thư cảm ơn tới nhà tuyển dụng trong đó bày tỏ sự biết ơn và mong muốn được làm việc tại công ty. Thư cảm ơn sẽ nhắc nhà tuyển dụng nhớ tới bạn và đánh giá cao sự nghiêm túc của bạn đối với vị trí ứng tuyển. 2. Gợi ý về buổi gặp tiếp theo Hãy tự tạo ra cơ hội cho mình bằng cách gợi ý về buổi gặp mặt tiếp theo (có thể là trực tiếp) với nhà tuyển dụng. Những câu như “Tôi rất mong muốn một buổi gặp mặt trực tiếp để tôi có thể trao đổi rõ hơn về vấn đề…của công ty” sẽ giúp bạn có được sự đánh giá cao.

Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017

Những đặc điểm của nhà lãnh đạo giỏi và lãnh đạo tồi

03:29 1 Comments
Bạn có phải là nhà lãnh đạo giỏi? Bạn đang đi đúng hướng? Hầu hết mọi người đang thực sự ở đâu đó trên chặng đường phấn đấu trở thành một nhà lãnh đạo giỏi. Bây giờ chúng ta có những nhận định được cụ thể hơn trong việc xác định vai trò lãnh đạo tốt tại nơi làm việc, đâu là những đặc điểm của nhà lãnh đạo giỏi và lãnh đạo tồi. Cũng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Lãnh đạo tốt




Để đưa ra được những sản phẩm và dịch vụ tốt trên thị trường, tất cả các nhân viên phải đối xử với công việc của họ và khách hàng của họ với sự tôn trọng và chăm sóc tuyệt vời. Mọi người đều biết điều này. Nó sau đó rằng lãnh đạo tốt đòi hỏi người lao động điều trị với sự tôn trọng và chăm sóc tuyệt vời - tốt hơn sự tôn trọng và quan tâm, thì càng tốt kết quả.

Hãy nhớ điều này là một luật tự nhiên ,nhân viên điều trị như thể chúng là rất quan trọng và có giá trị và bạn sẽ làm cho chúng cảm nhận và trở thành theo cách này. Sau đó, họ sẽ đối xử với công việc, khách hàng, đồng nghiệp và quản lý của mình theo cách này. Họ sẽ theo sự dẫn dắt của bạn.

Vậy thì đặc điểm của lãnh đạo giỏi là gì?

Là người biết lắng nghe nhân viên của bạn khi họ gặp rắc rối giải quyết khiếu nại, đề nghị, mối quan tâm, và các vấn đề cá nhân của họ tại nơi làm việc.
Huấn luyện các kỹ năng cần thiết để biến họ thành những “ chiến binh” cừ khôi
Không ra lệnh hoặc áp đặt KPI vô tội vạ
Đưa ra định hướng khi cần thiết để đảm bảo rằng tất cả mọi người đều trên cùng một “chiếc thuyền”.

Ai cũng muốn được lắng nghe và tôn trọng và muốn đóng góp 1 phần cho công việc. Lắng nghe và đáp ứng  nhu cầu của họ 1 cách trân trọng có thể giúp cho nhân viên có thêm tinh thần để tập trung 100% trí tuệ của họ cho công việc. Tất cả điều này tạo cho họ tinh thần làm việc rất cao, cho phép họ thực hiện niềm tự hào to lớn trong công việc và sau đó họ sẽ yêu công việc này.

Lãnh đạo xấu




lãnh đạo xấu được đặc trưng bằng cách cố gắng để kiểm soát nhân viên thông qua công việc, chính sách, các quy tắc, mục tiêu, chỉ tiêu, báo cáo.

Những đặc trưng của tuýp người này.

Ra lệnh, ban hành những quy tắc, chỉ tiêu và những thay đổi để buộc nhân viên tin rằng đây là giải pháp tốt nhất mà họ nên thực hiện.
Không nghe hoặc chỉ cầm chừng nghe khiếu nại và đề xuất.
Luôn tỏ vẻ mình biết hết mọi thứ: “Làm như tôi nói” , nhưng lại đổ lỗi khi gặp sự cố: “không phải là tôi làm”.
Xử sự với nhân viên như thể họ không muốn làm một công việc tốt hơn, không quan tâm đến công việc của họ, không muốn chấp nhận trách nhiệm, hoặc không thực sự muốn làm việc.
Đối xử với nhân viên như thể chúng rất may mắn khi có một việc làm

Những hành động hướng người lao động tin rằng quản lý không tôn trọng họ và không quan tâm đến việc nhân viên đã và đang làm gì. Hầu hết lãnh đạo tồi là kết quả của một cách chỉ huy và phong cách quản lý, không ai tuân theo.

Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

5 mẹo "đọc suy nghĩ" của ứng viên qua ánh mắt

19:21 0 Comments

Cho dù bạn có giỏi kiểm soát lời nói, cơ mặt đến đâu đi nữa thì ánh mắt rất khó để che dấu. Ông bà có câu: “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn” nên hầu hết mọi sắc thái, cảm xúc chúng đều không thể che dấu từ sự quan tâm, kinh ngạc, đến hoài nghi hay gian dối, và hơn thế nữa bạn có thể đọc được suy nghĩ của người đối diện. Dưới đây là 5 mẹo “đọc suy nghĩ” của ứng viên qua ánh mắt.



1. Đôi mắt biết cười

Ngoại trừ việc cười xã giao là ít ảnh hưởng tới mắt, còn nụ cười chân thành sẽ làm cho vùng da xung quanh mắt được nâng cao hơn làm thay đổi cả ánh mắt. Vì vậy khi phỏng vấn, bạn có thể dễ dàng biết được ứng viên có thực sự phấn khích với bản mô tả viêc làm hay không.

2. Chớp mắt liên tục

Qua các nghiên cứu và khảo sát cho thấy, khi bạn căng thẳng hoặc bối rối thì tần suất chớp mắt sẽ tăng lên. Từ đó bạn có thể nắm bắt được tâm thế của ứng viên. Dần dần quan điểm này được thay đổi, họ đánh đồng những người hay bối rối có xu hướng nói dối, vì họ không biết trả lời nhà tuyển dụng như thế nào, và hiển nhiên đôi mắt là điều tố cáo họ với người phỏng vấn, mặc dù quan điểm này không hoàn toàn chính xác nhưng hiện nay nó đang khá phổ biến.

3. Ánh mắt toan tính

Khi ánh mắt có sự di chuyển trái qua phải hay nhìn lên xuống là khi não đang xử lý thông tin, chứ không hẳn là ứng viên đang có ý gian dối hay che đậy điều gì đó. Vì thế, bạn cũng đừng nên quá săm soi vào mắt của ứng viên, mà quên đi cách biểu cảm hành vi khác của họ hay nội dung câu trả lời là gì.

4. Ánh mắt ngại ngùng

Tại sao ứng viên không nhìn thẳng vào mắt bạn khi trả lời câu hỏi? Bạn cho rằng người này đang nói dối và họ không đủ can đảm để nhìn vào mắt bạn? Phải chăng bạn đã quá đa nghi? Nguyên nhân có thể là do thiếu tự tin, nên lảng tránh ánh mắt của nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện sự e ngại, căng thẳng của ứng viên trong buổi phỏng vấn chứ không hẳn là họ đang có ý gian dối.

5. Ánh mắt thờ ơ

Làm sao để biết được khi nào các ứng viên không còn hứng thú với câu chuyện của bạn nữa? Đó là khi ánh mắt họ bắt đầu nhìn xa xăm, thậm chí họ không còn chớp mắt nữa, hoặc họ ngước mắt lên và nhìn sang phải.

6. Mắt nheo

Nheo mắt cho thấy sự khó chịu, căng thẳng và thậm chí là giận dữ. Nếu bạn nhận được cái nheo mắt của người người đối diện khi nói ra thông tin gì đó thì có thể họ đang nghi ngờ lời bạn nói, không đồng ý hoặc không hiểu hết thông điệp bạn truyền tải.

Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

Tìm việc thời công nghệ

21:09 0 Comments
Sự thay đổi công nghệ đã mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích. Phải kể đến đó là cơ hội tìm kiếm việc làm được tối ưu. Dần dần thói quen tìm việc của mọi người cũng thay đổi, họ không cần mua báo, tạp chí tuyển dụng, hay nhờ các mối quan hệ để tìm được việc làm, mà mọi thứ giờ đây trở nên nhanh, tiện và chính xác hơn cho những người có như cầu tìm việc làm. Vậy tìm việc thời công nghệ có gì khác? Nó tối ưu được những gì? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra 4 lý do khiến thói quen tìm việc của giới trẻ thay đổi.



1. Tốc độ tìm kiếm

Ngày xưa:

Để tìm được việc làm phù hợp, hay chỉ đơn giản là tìm một việc làm giúp gia đình có thêm thu nhập họ phải tận dụng các mối quan hệ bạn bè, tìm kiếm trên các trang báo (báo mua và bán, báo lao động, báo tuổi trẻ, báo thanh niên…..). Tuy nhiên lịch phát hành báo thì theo ngày, việc bạn phải đợi 24h để có thể tìm mua tờ báo mới rất mất thời gian, kéo theo công việc của bạn sẽ bị trì trệ.

Ngày nay:

Chỉ cần vài cú chạm, bạn đã có thể tìm việc làm đúng theo ý thích của mình cho dù bạn đang ở bất kỳ đâu. Vì ngày nay mọi người nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ internet, smart phone họ có thể tìm kiếm việc làm qua các trang web tuyển dụng hoặc các group trên các trang mạng xã hội. Bên cạnh đó, các chức năng tìm kiếm trên các website giúp bạn sàng lọc nội dung tìm kiếm dựa trên tiêu chí đặt ra như: mức lương, nơi làm việc….

2. Độ tin cậy cao

Cũng chính vì đặc điểm tìm kiếm việc làm có thể đăng bởi bất kì ai, bất kì đâu. Nên đôi khi độ tin cậy bị giảm sút đáng kể. Tuy nhiên bạn có thể tìm tới các trang tìm kiếm việc làm uy tín như Iconicjob.vn , bạn sẽ dễ dàng tìm cho mình được việc làm lương cao mà không lo “bị lừa” nhé. Bởi vì những trang web này được kiểm tra sát sao về chất lượng bài đăng cũng như  thông tin từ các nhà tuyển dụng, quyền lợi khi làm việc cũng rất rõ ràng.

3. Tạo CV trong tích tắc




Bạn lo lắng vì không biết thể hiện như thế nào trong CV? Làm sao nhà tuyển dụng nhớ đến CV của bạn? Ngày xưa bạn phải “vật lộn” cả ngày để có thể thiết kế được một CV chuyên nghiệp. Nhưng bây giờ, bạn chỉ cần truy cập vào các trang web tìm việc làm như Iconicjob.vn , ở đó bạn đã không cần phải lo format, cần ghi những gì…….  bạn chỉ cần điền thông tin cần thiết lên website theo form có sẵn, và bạn sẽ nhận được CV hoàn chỉnh trong tích tắc. CV online là một trong những cách giúp bạn tối ưu việc cơ hội tìm kiếm việc làm, tìm việc làm nhanh.

4. Đã đến lúc doanh nghiệp tìm đến bạn.

Không cần ngồi hằng giờ để tìm kiếm thông tin xem công việc đó có phù hợp với mình không mà bạn vẫn có được công việc như ý muốn. Đó là lợi ích khi bạn đăng CV lên các trang tuyển dụng, các nhà tuyển dụng sẽ tự xem xét và chọn lọc, bạn chỉ cần ngồi nhà đợi điện thoại mà thôi. Điều này giúp bạn không bị bỏ lỡ bất kì công việc nào.