Trên lý thuyết chúng ta thường bắt đầu sự nghiệp với một công việc ở vị trí thấp và dần dần sẽ phát triển lên các cấp bậc cao hơn. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ nhỏ tuổi hơn cấp trên và lớn tuổi hơn các nhân viên cấp dưới mình. Nhưng đôi lúc mọi việc sẽ không được thuận buồn xuôi gió như vậy. Vì nhiều lý do khác nhau mà bạn phải bắt đầu lại sự nghiệp của mình một lần nữa ở vạch xuất phát. Lúc này có thể bạn sẽ phải làm việc với những cấp trên có ít kinh nghiệm hơn, thậm chí là ít tuổi hơn mình. Vậy làm thế nào để dung hòa mối quan hệ trong công việc với những vị sếp trẻ tuổi hơn mình? Sau đây là 4 lời khuyên dành cho bạn.
1. Lưu ý ngôn từ và hành động của bạn
Cho dù khoảng cách tuổi tác giữa hai người là lớn hay nhỏ thì bạn cũng đừng nên để tâm đến và cũng đừng khiến sếp của bạn phải chú tâm đến điều đó bằng cách thay đổi cách ứng xử phù hợp hơn. Tránh sử dụng những câu nói như: “Khi ở tuổi của bạn tôi đã từng…”, “Bạn sẽ hiểu những gì tôi nói khi bạn trải qua việc này…”, “Tôi đã từng làm như thế này…”…. Và cũng đừng có những hành động chỉ trích sếp của bạn khi không hài lòng trong bất cứ vấn đề nào. Có thể sếp của bạn sai, nhưng nên nhớ sếp vẫn là cấp trên của bạn.
2. Không nên xem thường sếp
Tuyệt đối không nên tỏ thái độ xem thường sếp của mình. Có thể người sếp trẻ tuổi vẫn còn ít kinh nghiệm trong công việc nhưng anh ấy/cô ấy cũng đã phải cố gắng rất nhiều để đạt được vị trí đó, và họ vẫn cần thời gian để trau dồi thêm kỹ năng quản lý của mình. Thay vì tỏ ra xem thường, bạn hãy góp ý với sếp một cách khéo léo. Những buổi trao đổi như vậy sẽ kéo gần khoảng cách giữa hai người, cũng sẽ khiến sếp tin tưởng và trọng dụng bạn hơn.
3. Đừng cố tìm kiếm sự đối xử đặc biệt
Nếu bạn nghĩ rằng mình là người có kinh nghiệm nên phải được đối xử đặc biệt hơn, hay thăng tiến nhanh hơn,… thì bạn đã hoàn toàn sai lầm. Khi bắt đầu lại công việc, bạn sẽ đứng cùng vạch xuất phát với những đồng nghiệp của mình. Có thể họ ít kinh nghiệm hơn nhưng chưa chắc họ đã làm việc thua kém bạn. Cấp trên sẽ xem xét cơ hội cho mọi người công bằng như nhau. Vì vậy đừng cố gắng tìm kiếm bất kỳ sự đối xử đặc biệt nào.
4. Hãy làm việc thật chăm chỉ
Lời khuyên cuối cùng dành cho bạn đó là hãy cố gắng làm việc thật tốt. Nếu tự tin với kinh nghiệm và kỹ năng của mình, bạn hãy thể hiện nó trong công việc hằng ngày. Sếp của bạn sẽ xem xét và đánh giá năng lực của bạn dựa trên cách mà bạn làm việc và kết quả công việc của bạn chứ không phải trên số năm kinh nghiệm mà bạn có trước đây. Hãy nỗ lực xứng đáng, thành công sẽ tự khắc đến với bạn.
Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét