Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

Nhà tuyển dụng đã biết cách từ chối ứng viên đúng chuẩn?

Từ chối ứng viên, nghe có vẻ là một việc đơn giản, chẳng mấy quan trọng nhưng thực tế nó lại là một trong những tiêu chí thể hiện sự chuyên nghiệp và uy tín của công ty. Nhiều công ty không có sự quan tâm đúng mức cho khâu này nên mắc phải những sai lầm dưới đây.

nha-tuyen-dung-biet-cach-tu-choi-ung1


1. Dùng sự im lặng để từ chối

Nhiều nhà tuyển dụng vào cuối buổi phỏng vấn sẽ nói với ứng viên rằng “chúng tôi sẽ gửi kết quả tới bạn sớm nhất” nhưng rồi họ lại chỉ gửi thông báo tới những ứng viên được chọn. Đây thực sự là một sai lầm. Các nhà tuyển dụng thường biện minh rằng có quá nhiều ứng viên và họ không có đủ thời gian để thông báo cho những người bị loại. Tuy nhiên, đấy không hề là một lý do chính đáng. Việc im lặng của nhà tuyển dụng sẽ khiến ứng viên phải chờ đợi trong thời gian dài,  họ sẽ đánh giá nhà tuyển dụng làm việc không chuyên nghiệp.

2. Từ chối ngay cuối buổi phỏng vấn

Cũng là một sai lầm lớn không kém khi nhà tuyển dụng quyết định thông báo kết quả cho ứng viên ngay sau buổi phỏng vấn, dù đó là kết quả đậu hay rớt. Quyết định nhanh chóng này chắc chắn sẽ không được ứng viên đánh giá cao. Họ sẽ nghĩ rằng công ty quyết định quá vội vã, không có sự xem xét kỹ lưỡng và sẽ khiến nhiều ứng viên cảm thấy không phục.

nha-tuyen-dung-biet-cach-tu-choi-ung


3. Từ chối qua điện thoại

Thông báo kết quả loại bằng cách gọi điện thoại không phải là lựa chọn tốt cho cả ứng viên và nhà tuyển dụng. Về phía ứng viên, cuộc điện thoại từ chối này có thể khiến cho họ có cảm giác hụt hẫng, nếu đó là công việc mà họ đang đặt rất nhiều hy vọng thì câu từ chối của nhà tuyển dụng có thể khiến họ xúc động dẫn đến tình huống khó xử cho đôi bên. Về phía nhà tuyển dụng, việc gọi điện thoại cho ứng viên bị loại sẽ gây lãng phí thời gian và tiền bạc của công ty.

Vậy từ chối thế nào mới đúng chuẩn?


Giải pháp tốt nhất để từ chối ứng viên đó là gửi thông báo qua email. Trong email, nhà tuyển dụng có thể từ chối một cách tế nhị những ứng viên chưa phù hợp và bày tỏ mong muốn nhận được sự quan tâm của ứng viên ở những đợt tuyển dụng khác của công ty. Bằng cách này, nhà tuyển dụng cũng có thể tạo được cầu nối với ứng viên, duy trì hình ảnh của một công ty có tác phong làm việc chuyên nghiệp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét