Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

6 hành động khiến bạn thất bại trong buổi phỏng vấn

17:47 0 Comments
Những cử chỉ không kiểm soát được trong buổi phỏng vấn sẽ khiến bạn đánh mất cơ hội chinh phục nhà tuyển dụng. Để giúp bạn tránh được những hiểm họa khôn lường cũng như hiểu biết thêm về những cử chỉ được coi là "cấm kỵ" trong buổi phỏng vấn, bài viết này chúng tôi xin chia sẻ 6 hành động thường khiến nhà tuyển dụng khó chịu, dẫn đến ấn tượng xấu với ứng viên

canh-bao-6-hanh-dong-khien-ban-that-bai-trong-buoi-phong-van-2

1. Ngồi thượt hoặc dựa lưng vào ghế

Hành động ngồi thườn thượt hay ngồi dựa lưng trên ghế thường bộc lộ sự chán nản của người nghe. Vì vậy nếu như trong buổi phỏng vấn, dù bạn chỉ vô tình làm điều này thì nhà tuyển dụng sẽ nghĩ là bạn đang không chú tâm vào cuộc trò chuyện và bạn không có thành ý với vị trí bạn ứng tuyển cũng như không tôn trọng họ. Ngoài ra, cử chỉ này cũng bộc lộ sự mệt mỏi của ứng viên, chưa bắt đầu công việc mà bạn đã tỏ ra không có sức sống như vậy thì liệu khi được tuyển dụng để làm việc, bạn sẽ hoàn thành được bao nhiêu phần trăm công việc? Thôi thì bạn hãy dành thời gian để nghỉ ngơi và tìm kiếm việc làm khác đi nhé vì công việc này không dành cho một người như bạn.

2. Khoanh tay trước ngực

Tư thế này thể hiện sự rụt rè và buồn chán, đồng thời đôi vai bị rụt xuống khiến bạn trông yếu thế hơn trong buổi phỏng vấn. Một ứng viên không tự tin và tỏ ra dè dặt với người đối diện thường rất khó đem lại niềm tin cho người khác.

canh-bao-6-hanh-dong-khien-ban-that-bai-trong-buoi-phong-van-3

 3. Dựa người về phía trước quá nhiều

Việc hơi ngả người về phía trước thể hiện sự tự tin và làm chủ buổi trò chuyện, đồng thời còn thể hiện sự nhấn mạnh bạn muốn hướng đến người nghe trong một vài trường hợp nhất định. Tuy nhiên, việc bạn quá dựa người về phía trước đôi khi khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy họ mất đi quyền làm chủ, thậm chí họ còn đang ở thế bị động, điều này khiến họ không thoải mái.

4. Nhăn mặt, chau mày

Thực tế thì bạn hoàn toàn có thể có những phản xạ như chau mày hay hơi nhăn mặt trước những câu hỏi bất ngờ của nhà phỏng vấn, tuy nhiên hành động này không nên được lặp đi lặp lại trong suốt quá trình phỏng vấn. Nếu như bạn thể hiện cử chỉ này quá nhiều lần thì nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn không có sự chuẩn bị nào cho buổi phỏng vấn nên mới cảm thấy ngạc nhiên cũng như bối rối trước mỗi câu hỏi. Những nhà tuyển dụng khó tính sẽ nghĩ là bạn đang tỏ ra khó chịu với họ. Cơ hội nhận việc của bạn gần như là con số 0.

 5. Tỏ ra quá hào hứng

Tỏ ra quan tâm đến những gì mà người phỏng vấn nói là điều cần thiết nhưng nếu như bạn không biết kiểm soát và tỏ ra quá hồ hởi cũng không mang lại được hiệu quả cao. Trong mắt nhà tuyển dụng, bạn là một người thích chứng tỏ, thể hiện thái quá; xét cho cùng thì họ vẫn sẽ ưu tiên chọn những ứng viên tỏ ra khiêm tốn và cư xử một cách đúng mực.

canh-bao-6-hanh-dong-khien-ban-that-bai-trong-buoi-phong-van-4


6. Không giao tiếp bằng mắt

Hiệu quả giao tiếp không chỉ thông qua ngôn ngữ mà còn được thể hiện qua đôi mắt. Nhiều ứng viên cảm thấy lo lắng và không đủ tự tin để nhìn thẳng vào mắt nhà tuyển dụng, họ thường xuyên lãng tránh và đưa mắt nhìn xuống khi giao tiếp. Việc làm này giúp bạn không thể kết nối được với nhà tuyển dụng, khoảng cách giữa bạn và họ cũng khó mà thu hẹp được. Nếu như bạn sợ hãi và thường cảm thấy hồi hộp khi đối diện với nhà tuyển dụng, không dám nhìn thẳng vào mắt họ thì bạn có thể học cách nhìn chăm chú vào phần mũi của họ thay vì đôi mắt, đây là một trong những phương pháp hữu hiệu được nhiều chuyên gia gợi ý và mang lại kết quả rất khả quan.

Nói tóm lại, bạn không nên chỉ chú trọng vào việc chuẩn bị những câu trả lời cho những câu hỏi mà nhà tuyển dụng sẽ đưa ra mà bạn nên rèn luyện về ngôn ngữ cơ thể, phải thể hiện hành vi, cử chỉ như thế nào để khả năng truyền đạt là tối ưu. Hãy bắt đầu luyện tập trước gương hoặc tổ chức một buổi phỏng vấn thử với bạn bè, người thân để có những cử chỉ phù hợp trong buổi phỏng vấn thật sự.

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

4 việc làm phù hợp cho sinh viên mới ra trường

17:59 0 Comments
4-viec-lam-phu-hop-cho-sinh-vien-moi-ra-truong
Nhiều khảo sát cho thấy có hơn 60% sinh viên mới tốt nghiệp chưa có một định hướng rõ ràng về nghề nghiệp phù hợp với trình độ và những kỹ năng mà họ có, nghĩa là họ vẫn đang loay hoay không biết nên làm công việc nào. Chính vì vậy, họ thường cảm thấy tự ti vào bản thân và ít có xu hướng ứng tuyển vào những vị trí mà họ cho là nằm ngoài khả năng của họ cho dù những công việc đó có mức lương rất cao đủ để chi trả những khoản nợ sinh viên mà họ đang vay mượn của ngân hàng. Thế hệ millennials (thế hệ thiên niên kỷ, ý chỉ những người sinh năm từ 1980 đến 2000) thường thiếu sự trưởng thành, chín chắn để biết được bản thân họ phù hợp với môi trường làm việc của những công ty nhỏ hay những công ty quy mô toàn cầu. Chính bởi những điều mà thế hệ millennials đã vô tình làm tăng độ tuổi nghỉ hưu của lao động, khiến lực lượng lao động ngày một già hóa. Sinh viên mới ra trường có thể tìm được một công việc tốt với yêu cầu không quá gắt gao, đó là điều hoàn toàn có thể đạt được. Bất kể lĩnh vực học là gì, nếu như bạn là sinh viên mới ra trường thì bạn đều có thể thử sức mình trong những công việc sau đây:
1. Nhân viên hỗ trợ và chạy phần mềm Mỗi doanh nghiệp đều tạo ra những phần mềm, ứng dụng và dịch vụ cần người chạy thử và hỗ trợ giải quyết hàng ngàn vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện. Yêu cầu của công việc chỉ là bạn phải thật sự thoải mái khi đối mặt với những vấn đề về công nghệ, bạn phải có kĩ năng giao tiếp tốt và khả năng giải quyết vấn đề. Không như mọi người vẫn nghĩ, vị trí này thường không yêu cầu bằng cấp về khoa học máy tính hay thậm chí là những chứng chỉ liên quan. Nhiều công ty thích tuyển dụng ứng viên qua nhiều vòng để có thể chọn ra được những người có khả năng đa dạng. Ở các thành phố lớn thì những vị trí như thế này thường tập trung ở những công ty công nghệ. Theo như một khảo sát gần đây thì mức lương khởi điểm cho những vị trí này nằm từ $40.000 đến $50.000 mỗi năm.
2. Nhân viên phân tích dữ liệu Khai thác và phân tích các siêu dữ liệu là một việc làm giúp vận hành mỗi tổ chức trên hành tinh này. Nếu bạn là người có óc phân tích, có chút ít hiểu biết về toán học thì bạn cũng có thể thử bắt đầu với công việc này xem sao. Nếu bạn biết cách để phát hiện xu hướng và bạn yêu thích nó thì công việc này sẽ đến với bạn theo một cách tự nhiên. Dự kiến trong những năm sắp tới, nhờ vào việc phân tích dữ liệu mà con người có thể dự doán được xu hướng trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực y tế, từ tuổi thọ của con người đến các loại bệnh có thể phát sinh. Mức lương cho vị trí này khoảng $52.000 một năm
3. Nhân viên thẩm định bồi thường Ngày nay, nhu cầu tuyển dụng nhân viên thẩm định các loại bảo hiểm ô tô, tiền bồi thường của các công ty bảo hiểm rất cao. Bất kì sinh viên theo hệ 4 năm nào cũng được mở rộng cửa bước vào công việc này chỉ cần chứng tỏ được khả năng giải quyết vấn đề. Những nhân viên thẩm định bồi thường hiện tại gần như đều sắp đến tuổi nghỉ hưu, hơn ¼ trong số họ có ý định sẽ nghỉ hưu trong 5 năm sắp tới. Vì vậy mà đây là thời điểm thích hợp để đặt chân vào lĩnh vực đầy hấp dẫn này, đặc biệt là khu vực Tây Nam và Đông Bắc nước Mỹ, những nơi thường chịu ảnh hưởng bởi các cuộc thiên tai. Mức lương cho vị trí này dao động từ $35.000 đến $55.000 mỗi năm.
4. Nhân viên sales “Một người nhân viên bán hàng ưu tú là người khi sinh ra đã được định sẵn phải như thế chứ không cần phải qua đào tạo” , trích lời Henry Ford – người đã dựa vào hàng ngàn nhân viên bán hàng để đưa ô tô Ford dẫn đầu các dòng xe bán chạy nhất trong suốt hơn ½ thế kỷ. Không cần phải trải qua quá trình đào tạo, nếu bạn suy nghĩ thoáng, thân thiện và không ngại giao tiếp với những người mới thì hơn 50% bạn sẽ thành công ở vị trí nhân viên sales. Ngày nay, một người có kĩ năng truyền thông tốt và tự tin có thể bắt đầu công việc sales ở bất cứ đâu. Bạn đừng xem thường công việc này vì 62% CEO Mỹ hiện nay đều đi lên từ vị trí sales. Một điều rất thu hút ở công việc này là bạn có thể kiểm soát được mức tiền lương của mình, tùy theo năng lực của mỗi người mà thu nhập mỗi người sẽ khác nhau. Hầu hết những người mới bắt đầu công việc sales đạt được $30.000 mỗi năm, nhưng khi cộng tất cả các khoản thưởng và hoa hồng thì mức thu nhập này xấp xỉ $50.000 một năm.
Kết luận Công việc mà bạn muốn theo đuổi đến cùng là gì cũng được, nhưng trước khi làm những công việc lớn lao thì hãy thử dấn thân vào những công việc có thể mang lại cho bạn kĩ năng và kinh nghiệm vì không ai có thể tự nhiên mà một bước thành ông chủ, lèo lái tổ chức được, phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài mới có thể thành công.

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

5 công việc online giúp thay đổi cuộc đời bạn

18:32 0 Comments

Nếu bạn đã chán việc phải giao tiếp với mọi người mỗi ngày và không thể ngừng nhìn đồng hồ chờ đến giờ tan sở thì đây là lúc bạn nên cân nhắc đến việc thay đổi nghề nghiệp thông qua những công việc online đầy tiềm năng, mang lại nhiều lợi ích ngoài kia. Những công việc online thường được trả bởi một mức thu nhập khá hấp dẫn mà không bắt bạn phải có quá nhiều kỹ năng, kinh nghiệm, chỉ cần bạn dám dấn thân vào và nếu bạn là người luôn tràn đầy năng lượng, bạn không ngại bắt đầu học hỏi từ những điều cơ bản nhất thì chắc chắn bạn sẽ có rất nhiều sự lựa chọn. Dưới đây là 5 công việc online giúp bạn bỏ lại áp lực khi giao tiếp và phát triển một thương hiệu nghề nghiệp mới cho riêng mình.
1. Trợ lí ảo

5-cong-viec-online-giup-thay-doi-cuoc-doi-ban-1
Bạn có phải là người giỏi trong việc tổ chức? Nếu có thì có lẽ bạn sẽ phải ngạc nhiên khi biết rằng có rất nhiều người thật sự không hề giỏi trong khoản này, nghĩa là bạn đang nằm trong số ít những người còn lại đấy. Hoạt động kinh doanh được chuyển đổi sang thực hiện online ngày một nhiều, điều này đồng nghĩa có rất nhiều người đang có nhu cầu tìm kiếm thêm trợ lí ảo để hỗ trợ họ. Có thể nhận thấy rằng toàn bộ cấu trúc kinh doanh đã hoàn toàn thay đổi. Hiện nay, có rất nhiều vị trí cho Trợ lý và Thư ký không đòi hỏi bạn phải đến văn phòng mà vẫn có thể hoàn thành công việc. Email, Skype và các ứng dụng kết nối tốc độ cao ở khắp mọi nơi đồng nghĩa với nhu cầu tuyển dụng Trợ lý ảo càng nhiều. Những công việc online như vậy rất tuyệt vì nó không hạn chế bạn chỉ được làm việc với một khách hàng trong một thời gian cố định. Nếu bạn thật sự là người có tính tổ chức tốt thì không có lí do gì bạn không thể trở thành một Trợ lí ảo như những người ngoài kia đang lựa chọn.
2. Kinh doanh online

5-cong-viec-online-giup-thay-doi-cuoc-doi-ban-2
Đây là một công việc online vô cùng thú vị cho bạn nhưng nếu bạn là dân “ngoại đạo”, chưa từng có kinh nghiệm về sale trước đó thì cũng thật khó để bắt bạn trở nên phù hợp với công việc vì bắt đầu một lĩnh vực mới chưa bao giờ là dễ dàng cả. Đổi lại, công việc này không đòi hỏi bạn phải làm toàn thời gian như các công việc văn phòng khác. Vì bạn là ông chủ nên bạn có quyền quyết định thời gian làm việc của mình, bạn thậm chí chỉ cần hoạt động khi nào bạn thật sự rãnh rỗi. Nhưng tôi cảnh báo bạn, thời gian kinh doanh thất thường sẽ khiến cho những thắc mắc của khách hàng không được giải đáp kịp thời, việc giảm dần số khách hàng và đơn hàng cũng là chuyện hiển nhiên. Nếu bạn thật sự cảm thấy công việc này như dành riêng cho bạn thì đừng ngại ngần, hãy làm nó ngay đi. Còn nếu không, hãy tìm một công việc mà bạn yêu thích để làm. Về cơ bản, một người kinh doanh online là người bán sản phẩm cho những người quá bận để ra ngoài mua nó. Nếu bạn là “fan bự” trên trang web bán hàng trực tuyến Ebay, thì còn gì hoàn hảo hơn thế nữa. Bạn có trong tay hàng hóa, có sẵn một trang profile đủ mạnh, việc bạn làm chỉ là ngồi chờ những đơn hàng tới mà thôi.
3. Giáo viên online

5-cong-viec-online-giup-thay-doi-cuoc-doi-ban-3
Nếu bạn đam mê với công việc giảng dạy nhưng lại không thích mỗi khi nghĩ đến việc phải tới trường mỗi ngày thì đây chính xác là công việc tốt nhất cho bạn. Trên thực tế, công việc này không hề dễ đến mức ai cũng có thể tham gia được. Muốn trở thành một giáo viên online, việc đầu tiên bạn bắt buộc phải làm là tìm được học viên cho mình và bạn phải chắc chắn rằng bạn thật sự có khả năng và kiến thức trong môn học bạn sẽ giảng dạy. Nếu bạn đã từng giảng dạy ở trường học bên ngoài trong suốt những năm qua và bây giờ bạn muốn thay đổi thì đây cũng là cơ hội tốt để bạn phô diễn tài năng của mình. Thông thường, giáo viên online sẽ dạy và hướng dẫn cho các em học sinh, những đứa trẻ cần phải củng cố lại kiến thức để có thể theo kịp các bài giảng trên trường. Do đó bạn nên hiểu những kì vọng mà phụ huynh của các em học sinh đặt lên vai bạn, hãy làm tốt nhất trong khả năng của mình vì nếu như trường học mở cửa cả ngày thì họ cũng không cần đến bạn làm gì đúng không. Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị tài chính cho mình vào các dịp lễ lớn khi mà học sinh được nghỉ ngơi, không bị bắt buộc bởi các chương trình học.
4. Chuyên viên thiết kế website

5-cong-viec-online-giup-thay-doi-cuoc-doi-ban-4
Bức tranh kinh doanh toàn cầu đã hoàn toàn thay đổi bởi sự xuất hiện của internet. Ngày nay, thậm chí là một doanh nghiệp nhỏ nhất cũng có thể được thành lập online. Để làm được việc này, họ cần một chuyên viên thiết kế web - người giúp họ tạo ra sự khác biệt và nổi bật hơn so với đối thủ. Cứ một người cần có một website cũng đồng nghĩa với việc nếu trở thành một chuyên viên thiết kế web, công việc này sẽ giúp bạn kiếm được rất nhiều tiền. Một đôi mắt thiết kế khác lạ và sự sáng tạo là những yêu cầu cơ bản nếu như bạn muốn đánh dấu tên tuổi của mình trong lĩnh vực này. Tôi cũng có một lời khuyên cho bạn là bạn nên tham gia một khóa học, có thể học với giáo viên nhiều kinh nghiệm hoặc cũng có thể học một mình, bạn sẽ tiến bộ từng bước một. Những người hiểu được ngôn ngữ máy tính và có một tư duy sáng tạo sẽ sớm thành công trong vai trò một chuyên viên thiết kế web. Ngay bây giờ, hãy mạnh dạn tìm kiếm khách hàng và xây dựng cho mình một bộ hồ sơ Portfolio để bắt đầu công việc.
5. Viết Content (Content Writer)

5-cong-viec-online-giup-thay-doi-cuoc-doi-ban-5

Gieo mầm những nhà văn tài năng, nghe có vẻ là một công việc hấp dẫn. Đúng là không thể phủ nhận sức hút của chính công việc này nhưng so với việc chỉ nhìn từ bên ngoài thì công việc này chứa đựng nhiều khó khăn hơn người ta vẫn nghĩ. Nếu bạn gặp được một khách hàng tốt, người giao cho bạn những nhiệm vụ “tuyệt vời ông mặt trời” thì không có gì đáng để bàn. Nhưng nếu bạn phải chịu đựng công việc nhàm chán chỉ vì vài đồng tiền lẻ thì chắc hẳn đó là cả một gánh nặng. Bỏ qua những khía cạnh tiêu cực thì đây thực sự là một trong những công việc giúp nhanh phát triển sự nghiệp của bạn nếu bạn có sự kiên trì và nhẫn nại. Lúc đầu, có thể bạn chỉ làm những công việc ở cấp thấp nhưng nếu bạn chứng minh được năng lực bản thân, thành công sẽ luôn chào đón bạn. Cũng phải kể đến một khó khăn trong nghề, đó là bạn sẽ phải cạnh tranh với rất nhiều người để có thể giành được tấm vé việc làm quý giá này. Kết luận: Nếu bạn đã mệt mỏi, đấu tranh với công việc hàng ngày hoặc bạn chưa biết nên làm công việc gì thì mong rằng những chia sẻ trên kia sẽ phần nào đưa ra hướng đi mới để bạn cân nhắc và lựa chọn. Chúc bạn tìm thấy được đam mê của mình và sớm thành công trong công việc.

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2016

Bí kíp trả lời cho câu hỏi “Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn?”

20:12 0 Comments
bi-kip-tra-loi-cho-cau-hoi-vi-sao-chung-toi-nen-tuyen-ban-1

Bạn đã chuẩn bị một bộ hồ sơ rất hoàn hảo, quá trình phỏng vấn cũng diễn ra một cách trơn tru nhưng khi nhà tuyển dụng bắt đầu đặt câu hỏi “Vì sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn thay vì những ứng viên khác?” thì bạn bắt đầu “đóng băng”, luống cuống đi tìm câu trả lời? Bài viết này sẽ giúp tình huống trên không bao giờ là cơn ác mộng của bạn nữa. Theo Lyhn Taylor – chuyên gia nghiên cứu môi trường làm việc quốc gia thì câu hỏi trên là câu hỏi rất thông dụng và là câu hỏi then chốt trong quá trình phỏng vấn. Mặc dù bạn đã liệt kê rất đầy đủ những kỹ năng, kinh nghiệm nổi trội của bạn trong CV hay chia sẻ thế mạnh của mình cho nhà tuyển dụng nhưng điều nhà tuyển dụng cần ở bạn là sự hệ thống một cách thông minh và khả năng nhận thức được năng lực bản thân của bạn thông qua câu trả lời. Tuy nhiên, do phạm trù câu hỏi khá rộng nên nhiều người thường trả lời một cách dài dòng, liệt kê máy móc những gì mình đã trình bày. Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn đưa ra câu trả lời ghi điểm với nhà tuyển dụng:
1. Lắng nghe

bi-kip-tra-loi-cho-cau-hoi-vi-sao-chung-toi-nen-tuyen-ban-2

Trước khi nộp đơn ứng tuyển, hẳn là bạn đã đọc qua các gạch đầu dòng về những yêu cầu cho vị trí đó. Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng cũng sẽ một lần nữa trình bày thật chi tiết những gì họ đã liệt kê trên tin đăng tuyển (hoặc bạn cũng có thể khai thác thêm thông tin bằng cách đặt câu hỏi). Lúc này, hãy lắng nghe thật cẩn thận. Duy trì việc giao tiếp bằng mắt nhưng đồng thời bạn cũng phải tư duy để tìm ra “từ khóa” chính đối với mỗi yêu cầu công việc từ đó hướng câu trả lời theo mong muốn của nhà tuyển dụng.
2. Chứng minh bạn xứng đáng

bi-kip-tra-loi-cho-cau-hoi-vi-sao-chung-toi-nen-tuyen-ban-3


Sau khi đã hệ thống lại tất cả các thông tin, hãy sắp xếp các ý theo thứ tự logic trước khi đưa ra câu trả lời. Dành thời gian nói về thành tích bản thân một cách tự nhiên nhất. Biến những điểm mạnh của mình thành mảnh ghép vừa vặn cho việc đáp ứng nhu cầu công việc. Ví dụ: khi nhà tuyển dụng đưa ra yêu cầu công việc cho vị trí “Trưởng nhóm kinh doanh”, họ cần một người có khả năng lãnh đạo, có tinh thần làm việc nhóm. Lúc này, bạn hãy chỉ ra những bằng chứng chứng minh bạn là người thích hợp như” Trước đây, tôi đã từng dẫn dắt nhóm của mình vượt trên 30% mục tiêu đề ra mỗi tháng. Họ tin tưởng và chia sẻ với tôi mọi thứ, mọi người cũng thường giúp đỡ nhau trong công việc.” Bên cạnh đó, hãy cho nhà tuyển dụng thấy được bức tranh rộng lớn “Bạn đã từng làm việc ở công ty X? Vị trí đó đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên môn như thế nào? Bạn đã thành công và đóng góp cho công ty ra sao? Bạn thường xuyên được thăng chức và giao những nhiệm vụ quan trọng”. Hãy cho họ biết những thông tin đó. Nếu có thể hãy đưa ra những con số chính xác. Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn chinh phục nhà tuyển dụng thông qua việc thể hiện bản thân, chia sẻ nhiều hơn về những kỹ năng, kinh nghiệm mà bạn có. Hãy chứng tỏ việc họ chọn bạn là một quyết định sáng suốt, là một việc làm đầu tư sinh lợi vì “Một người lãnh đạo muốn được đảm bảo, bạn sẽ mang lại lợi nhuận tốt nhất khi chọn bạn. Họ luôn muốn giảm thiểu rủi ro ở mức tối đa.”
3. Thể hiện sự nhiệt tình

bi-kip-tra-loi-cho-cau-hoi-vi-sao-chung-toi-nen-tuyen-ban-4

Nhà tuyển dụng không chỉ muốn tìm kiếm một ứng viên tài năng mà còn phải là một ứng viên luôn yêu thích và đam mê với công việc. Đừng ngần ngại cho họ thấy sự nhiệt tình, hăng say trong công việc của bạn. Đưa ra những ví dụ cụ thể thuyết phục cho sự quyết tâm của bạn khi ứng tuyển vào vị trí này.
4. Trả lời ngắn gọn, súc tích

bi-kip-tra-loi-cho-cau-hoi-vi-sao-chung-toi-nen-tuyen-ban-5

Đừng để câu trả lời của bạn đi quá đà và lan man. Tập trung vào vấn đề trọng tâm, trả lời ngắn gọn, rõ ràng, thuyết phục và đừng phóng đại quá sự thật. Bạn cũng nên chuẩn bị trước ở nhà để có được phong thái tự tin, ngôn ngữ hình thể phù hợp. Chúc bạn thành công trên con đường chinh phục nhà tuyển dụng