Thứ Hai, 7 tháng 11, 2016

Bí kíp trả lời cho câu hỏi “Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn?”

bi-kip-tra-loi-cho-cau-hoi-vi-sao-chung-toi-nen-tuyen-ban-1

Bạn đã chuẩn bị một bộ hồ sơ rất hoàn hảo, quá trình phỏng vấn cũng diễn ra một cách trơn tru nhưng khi nhà tuyển dụng bắt đầu đặt câu hỏi “Vì sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn thay vì những ứng viên khác?” thì bạn bắt đầu “đóng băng”, luống cuống đi tìm câu trả lời? Bài viết này sẽ giúp tình huống trên không bao giờ là cơn ác mộng của bạn nữa. Theo Lyhn Taylor – chuyên gia nghiên cứu môi trường làm việc quốc gia thì câu hỏi trên là câu hỏi rất thông dụng và là câu hỏi then chốt trong quá trình phỏng vấn. Mặc dù bạn đã liệt kê rất đầy đủ những kỹ năng, kinh nghiệm nổi trội của bạn trong CV hay chia sẻ thế mạnh của mình cho nhà tuyển dụng nhưng điều nhà tuyển dụng cần ở bạn là sự hệ thống một cách thông minh và khả năng nhận thức được năng lực bản thân của bạn thông qua câu trả lời. Tuy nhiên, do phạm trù câu hỏi khá rộng nên nhiều người thường trả lời một cách dài dòng, liệt kê máy móc những gì mình đã trình bày. Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn đưa ra câu trả lời ghi điểm với nhà tuyển dụng:
1. Lắng nghe

bi-kip-tra-loi-cho-cau-hoi-vi-sao-chung-toi-nen-tuyen-ban-2

Trước khi nộp đơn ứng tuyển, hẳn là bạn đã đọc qua các gạch đầu dòng về những yêu cầu cho vị trí đó. Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng cũng sẽ một lần nữa trình bày thật chi tiết những gì họ đã liệt kê trên tin đăng tuyển (hoặc bạn cũng có thể khai thác thêm thông tin bằng cách đặt câu hỏi). Lúc này, hãy lắng nghe thật cẩn thận. Duy trì việc giao tiếp bằng mắt nhưng đồng thời bạn cũng phải tư duy để tìm ra “từ khóa” chính đối với mỗi yêu cầu công việc từ đó hướng câu trả lời theo mong muốn của nhà tuyển dụng.
2. Chứng minh bạn xứng đáng

bi-kip-tra-loi-cho-cau-hoi-vi-sao-chung-toi-nen-tuyen-ban-3


Sau khi đã hệ thống lại tất cả các thông tin, hãy sắp xếp các ý theo thứ tự logic trước khi đưa ra câu trả lời. Dành thời gian nói về thành tích bản thân một cách tự nhiên nhất. Biến những điểm mạnh của mình thành mảnh ghép vừa vặn cho việc đáp ứng nhu cầu công việc. Ví dụ: khi nhà tuyển dụng đưa ra yêu cầu công việc cho vị trí “Trưởng nhóm kinh doanh”, họ cần một người có khả năng lãnh đạo, có tinh thần làm việc nhóm. Lúc này, bạn hãy chỉ ra những bằng chứng chứng minh bạn là người thích hợp như” Trước đây, tôi đã từng dẫn dắt nhóm của mình vượt trên 30% mục tiêu đề ra mỗi tháng. Họ tin tưởng và chia sẻ với tôi mọi thứ, mọi người cũng thường giúp đỡ nhau trong công việc.” Bên cạnh đó, hãy cho nhà tuyển dụng thấy được bức tranh rộng lớn “Bạn đã từng làm việc ở công ty X? Vị trí đó đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên môn như thế nào? Bạn đã thành công và đóng góp cho công ty ra sao? Bạn thường xuyên được thăng chức và giao những nhiệm vụ quan trọng”. Hãy cho họ biết những thông tin đó. Nếu có thể hãy đưa ra những con số chính xác. Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn chinh phục nhà tuyển dụng thông qua việc thể hiện bản thân, chia sẻ nhiều hơn về những kỹ năng, kinh nghiệm mà bạn có. Hãy chứng tỏ việc họ chọn bạn là một quyết định sáng suốt, là một việc làm đầu tư sinh lợi vì “Một người lãnh đạo muốn được đảm bảo, bạn sẽ mang lại lợi nhuận tốt nhất khi chọn bạn. Họ luôn muốn giảm thiểu rủi ro ở mức tối đa.”
3. Thể hiện sự nhiệt tình

bi-kip-tra-loi-cho-cau-hoi-vi-sao-chung-toi-nen-tuyen-ban-4

Nhà tuyển dụng không chỉ muốn tìm kiếm một ứng viên tài năng mà còn phải là một ứng viên luôn yêu thích và đam mê với công việc. Đừng ngần ngại cho họ thấy sự nhiệt tình, hăng say trong công việc của bạn. Đưa ra những ví dụ cụ thể thuyết phục cho sự quyết tâm của bạn khi ứng tuyển vào vị trí này.
4. Trả lời ngắn gọn, súc tích

bi-kip-tra-loi-cho-cau-hoi-vi-sao-chung-toi-nen-tuyen-ban-5

Đừng để câu trả lời của bạn đi quá đà và lan man. Tập trung vào vấn đề trọng tâm, trả lời ngắn gọn, rõ ràng, thuyết phục và đừng phóng đại quá sự thật. Bạn cũng nên chuẩn bị trước ở nhà để có được phong thái tự tin, ngôn ngữ hình thể phù hợp. Chúc bạn thành công trên con đường chinh phục nhà tuyển dụng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét