Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

Chớ nói nhiều khi đi phỏng vấn!

18:16 0 Comments
cho-noi-nhieu-khi-di-phong-van-1

Bạn sắp có một cuộc phỏng vấn quan trọng? Bạn đang lo lắng không biết phải trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng như thế nào? Tuy nhiên, càng lo lắng thì câu trả lời của bạn càng “tràng giang đại hải” dẫn đến sự nhàm chán thậm chí là nản của các nhà tuyển dụng. Vậy bạn nên làm sao để khắc phục tình trạng này?

Thực ra với mỗi câu hỏi, bạn chỉ có chừng 3-5 phút để vừa suy nghĩ, vừa gửi tới nhà tuyển dụng một câu trả lời sắc sảo. Vì vậy, chớ có dông dài. Bên cạnh đó hãy chú ý đến những điểm sau đây:

- Chuẩn bị trước những câu ngắn nói về sự phù hợp của bạn với công việc

Trong cuộc phỏng vấn, câu hỏi mà nhà tuyển dụng rất thường sử dụng đó là: “Hãy cho tôi biết về bạn”. Để trả lời câu hỏi này một cách tốt nhất, bạn nên đề cập đến những câu chuyện có liên quan đến công việc và không kéo dài quá 2 phút.

- Đảm bảo rằng bạn hiểu câu hỏi

Nếu nhà tuyển dụng yêu cầu bạn nói về quá trình làm việc của bạn thì bạn có thể hỏi lại: “Ông/bà muốn tôi nói về vị trí hiện tại hay công việc đầu tiên?”. Điều này sẽ cho thẩy rằng ứng viên đã chuẩn bị kỹ những gì anh ta sẽ nói với nhà tuyển dụng – với việc này bạn được đánh giá cao trong mắt các nhà tuyển dụng.
Việc dừng lại sau khi nói giúp bạn tập trung được các suy nghĩ, và chờ đợi sự cho phép nói tiếp. Trước khi tiếp tục, bạn có thể hỏi: “Tôi trả lời như vậy đã đầy đủ chưa? Ông/bà có muốn tôi đưa ra thêm các ví dụ không?”.
cho-noi-nhieu-khi-di-phong-van-2

- Chú ý ngôn ngữ cơ thể của nhà tuyển dụng để biết liệu câu trả lời của bạn có gây nhàm chán không

Trong các cuộc phỏng vấn, bạn nên chú ý ngôn ngữ cơ thể của các nhà tuyển dụng, bởi đó là minh chứng cho việc họ có nhàm chán câu chuyện của bạn đang nói hay không. Đừng nên cứ thao thao bất tuyệt để rồi lơ đi các dấu hiệu như việc ngừng ghi chép, xem đồng hồ hay liếc vào máy tính… Khi phát hiện ra những dấu hiệu ấy, bạn nên kết thúc câu chuyện nhàm chán ấy ngay nếu không muốn bị “knock out”.

Và cuối cùng, hãy thật bình tĩnh để nhận ra các dấu hiệu của nhà tuyển dụng để có thể lựa lời mà trả lời các câu hỏi cho phù hợp. Chớ nên nói nhiều! Chúc bạn thành công!

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016

Những tính cách gây phiền hà cho bạn nơi công sở

20:02 0 Comments
nhung-tinh-cach-gay-phien-ha-cho-ban-noi-cong-so-1

Có bao giờ bạn tự hỏi đến bây giờ bạn vẫn mãi không được “thăng quan tiến chức”? Có lẽ bạn có một số “tật xấu” nơi công sở vô tình đã ảnh hưởng đến số phận và con đường dẫn đến thành công của bạn. Bạn đã biết những điều tối kỵ nhất cần nên tránh chưa?

- Tức giận

Người ta thường nói “giận quá mất khôn”! Để xây dựng một cái gì đó ta thường phải mất rất nhiều thời gian và công sức mới đạt được nhưng chỉ với một phút mất kiểm soát mà nóng giận thì sẽ phá hủy mọi thứ bạn gầy dựng. Đương nhiên, không ai phản đối bạn thể hiện cảm xúc của mình nhưng bạn phải làm chủ được những cảm xúc ấy không để nó mang lại “tiếng xấu” cho bạn.
Kết quả hình ảnh cho angry

- Kiêu ngạo

Có một sự thật là cho dù bạn có tài giỏi như thế nào đi nữa thì cũng có những người giỏi hơn bạn. Cho nên đừng vì thế mà quá kiêu ngạo. Bạn vênh váo và tự đắc khi anh chàng đồng nghiệp làm hỏng việc và tự tin khoe với sếp rằng nếu sếp giao việc cho bạn chắc chắn sẽ thành công. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, có những công việc đòi hỏi phải làm việc nhóm, nếu bạn là một người tự đắc và kiêu ngạo thì rất khó để hoàn thành công việc chung.

nhung-tinh-cach-gay-phien-ha-cho-ban-noi-cong-so-3- Đố kỵ

Sự đố kỵ và ghanh ghét sẽ khiến mọi người xung quanh tránh xa bạn. Quá ghen tỵ với đồng nghiệp sẽ làm bạn mất tập trung thực hiện những công việc của mình và kết quả công việc chỉ đáng vứt đi, tốn thời gian, tốn công sức. Đồng thời, ghen ty với đồng nghiệp sẽ khiến cho bạn luôn có cảm giác tức tối, cau có trước những thành công của người khác
Thay vì tỏ ra đố kỵ, hãy mở lòng đón nhận những rủi ro và tìm cách vượt qua nó. Hãy để những thành tích của người khác trở thành động lực, là nhiên liệu tiếp “lửa” cho bạn trong quá trình làm việc để hướng tới thành công của cá nhân bạn.

- Cẩu thả

Cẩu thả nó trở thành cái “bệnh mãn tính” của rất nhiều người, nó thể hiện qua việc cố ý không làm tốt công việc được giao dù nhỏ hay lớn, cái tư tưởng: Làm cho có, làm dối, làm đại, làm ẩu, làm qua loa hay làm không đến nơi đến chốn. Người có tính qua loa đại khái chỉ muốn làm xong việc cho nhanh để được rãnh rỗi chứ không tuân thủ theo quy trình và cũng không thật sự cố gắng, quan tâm đến kết quả công việc thực hiện được. “Gieo nhân nào gặt quả ấy” nên khi làm việc cẩu thả thì bạn chỉ gặt hái được những kết quả chỉ đáng vứt đi, phí thời gian công sức và ảnh hưởng đến sự tin tưởng của cấp trên và những đồng nghiệp xung quanh dành cho bạn.

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

Bạn có hài lòng với công việc hiện tại?

19:16 0 Comments
Bạn có hứng thú với công việc mà bạn đang phải “cố gắng” đi đến công ty mỗi ngày? Hay mỗi tối chủ nhật, bạn chán nản vì nghĩ đến cơn ác mộng mang tên “thứ hai”? Bạn có hài lòng với vị trí hiện tại hay mức lương mà bạn tìm kiếm? Hầu hết chúng ta đều dành hết thời gian mỗi ngày tại nơi làm việc, vì thế hãy tìm một công việc mang lại niềm vui chứ đừng mãi “nhốt” mình với những công việc chán nản.



Bạn có biết những tiêu chí kiểm tra mức hài lòng trong công việc chưa? Hãy kiểm tra thử xem:

1. Hướng phát triển

Bạn không thể hài lòng nếu công việc hiện tại không giúp ích gì cho sự phát triển hay thăng tiến trong sự nghiệp của bạn. Đối với một số người, sự phát triển về kiến thức cũng như kỹ năng là quan trọng nhất, còn một số khác thì sự thăng cấp mới là quan trọng. Trong cả hai trường hợp, sự tiến bộ - phát triển là yếu tố chính quyết định sự thỏa mãn trong công việc.

Đây chính là lúc mà bạn tự đặt cho mình những câu hỏi: Công việc bạn đang làm có mang lại nhiều cơ hội để bạn học hỏi phát triển bản thân? Bạn của ngày hôm nay có trưởng thành và tiến bộ hơn bạn của trước khi gia nhập vào công ty? Và hãy liệt kê những kỹ năng hay kiến thức mà bạn đã học hỏi được trong thời gian làm việc vừa qua, bạn sẽ có câu trả lời.

Nếu như bạn vẫn thấy mình vẫn “dậm chân tại chỗ” thì đã đến lúc bạn cần nhìn lại bản thân mình và công việc để có sự điều chỉnh cho phù hợp

2. Mức lương thưởng

Có một sự thật là tiền rất quan trọng nên đừng tự lừa dối bản thân mình rằng nó không quan trọng. Một mức lương thưởng xứng đáng luôn khiến bạn tự hào và nổ lực thể hiện tốt hơn trong công việc.

Vì vậy, bạn có nghĩ mức lương hiện tại là xứng đáng với những gì bạn đang đóng góp cho công ty hay không? Hãy tìm hiểu mức lương cho vị trí của bạn thông qua mạng internet hay qua bạn bè để có cái nhìn khách quan và xem xét lại mức lương của mình.

3. Sự an toàn

Tính ổn định và sự an toàn tròn sự nghiệp, công việc là một yếu tố vô cùng quan trọng. Bạn sẽ không có tinh thần làm việc khi rơi vào tình trạng bấp bênh trong công việc, thậm chí sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất làm việc, stress với công việc.

4. Sự công nhận

Trong chúng ta ai lại không thích được người khác công nhận năng lực cũng như được đánh giá cao trong công việc? Sự khen thưởng, công nhận của cấp trên, của đồng nghiệp chính là động lực để bạn tự tin và tự hào hơn về bản thân.

Bên cạnh đó, việc đánh giá kết quả công việc tốt hay chưa còn giúp bạn phát hiện được những thiếu sót và trau dồi thêm những kỹ năng cho bản thân.

5. Sự hào hứng

Hãy luôn tự đặt câu hỏi bản thân rằng: “Mình có thực sự yêu thích công việc này?”. Sự hứng thú với công việc sẽ mang lại sự hài lòng cho bạn. Bạn có háo hức chờ kết quả của những việc quan trọng, hay dự án mà bạn đã hoàn thành? Hay thậm chí là công việc của bạn lập lại liên tục mỗi ngày nhưng bạn vẫn cảm thấy hào hứng? Nếu tất cả câu trả lời là có thì bạn hoàn toàn yêu thích công việc này!

6. Cấp trên và đồng nghiệp

Cảm giác yên tâm, thoải mái không lo lắng khi làm việc là một yếu tố quan trọng. Chắc chắn rằng bạn sẽ không muốn làm một công việc khi phải mỗi ngày đối mặt với những quan hệ khó chịu tại nơi làm việc, vì bạn sẽ cảm thấy rất khó khăn khi phải làm việc với những người bạn không thích hay không thể hiều họ.

Bạn có thể không cần cố gắng kiếm cho mình người bạn thân trong các mối quan hệ đồng nghiệp, nhưng việc xây dựng và duy trì những mối quan hệ, tạo sự thân thiện nơi công sở luôn hữu ích cho bạn.

Hãy đánh giá mỗi yếu tố trên theo thang điểm từ 1 đến 5, với điểm 5 tượng trưng cho sự hoàn toàn hài lòng với công việc.  Nếu hầu hết đánh giá của bạn là 2 hoặc 3 điểm, chứng tỏ bạn không yêu thích và không hài lòng với công việc hiện tại. Đã đến lúc bạn cần tìm một việc làm mới đem lại nhiều hứng khởi hơn.

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

Các dạng nhà tuyển dụng thường gặp.

23:36 0 Comments
Mỗi nhà tuyển dụng lại có phong cách khác nhau: hoặc thân thiện, cởi mở, hoặc kín đáo, nghiêm nghị… Vậy bạn phải làm gì trước mỗi mẫu nhà tuyển dụng như vậy?



> Tại sao chúng tôi nên nhận bạn?
> Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng, không phải thách thức mà là cơ hội!
> Những điều cần lưu ý khi tham gia phỏng vấn

Sau đây là 6 kiểu phong cách cơ bản nhất thường gặp ở những người phỏng vấn: 

Không tập trung

Người phỏng vấn không chú trọng vào công việc phỏng vấn của mình có thể bởi vì anh ta đang phải để tâm đến một dự án rất quan trọng vừa được giao hoặc có thể anh ta hoàn toàn không chuẩn bị bất cứ thứ gì cho cuộc phỏng vấn tìm việc làm này. Bạn khó có thể tạo ấn tượng mạnh đầu tiên với những nhà phỏng vấn này. Nếu vậy, hãy xin sắp xếp lại vào một buổi khác và chú trọng hơn vào cuộc phỏng vấn lần sau.

Thân thiện 

Người phỏng vấn kiểu này hay cười, trông hài hước và nói chuyện với bạn một cách rất thoải mái. Thực tế, kiểu phong cách này có hai mặt: một mặt họ muốn bạn thoải mái và có phong cách tương tự. Mặt khác đó cũng là chiêu thức để nhà tuyển dụng khéo léo khai thác những thông tin mà bạn ngại đề cập, như là một bảng lương chẳng hạn. Thân thiện, trung thực nhưng cũng không nên hùa theo cách của họ là cách an toàn cho bạn.

Lạnh nhạt, ít nói

Mẫu người này chẳng bao giờ cười và cũng không thích kiểu ứng viên thích khoe khoang. Anh ta luôn luôn đặt ra những câu hỏi hóc búa, vặn vẹo kinh nghiệm của bạn. Những người phỏng vấn này luôn gây cho bạn cảm giác phỏng vấn giống như cơn ác mộng. Mục đích thực sự của những nhà tuyển dụng dạng này là họ muốn tạo một áp lực cho các ứng cử viên trong khi phỏng vấn để có thể lựa chọn ra người đáng giá nhất. Vì vậy, hãy thể hiện phong thái cứng rắn, tự tin và tất nhiên cũng phải có thái độ tôn trọng người phỏng vấn.

Mang phong cách lãnh đạo 

Người phỏng vấn dạng này thường chỉ chú trọng vào một chủ đề, chẳng hạn như hạn ngạch của một ngành nào đó. Đây là phong cách chung của những nhà quản lí. Lắng nghe những gì anh ta nói và cố gắng đưa ra các câu hỏi liên quan đến chuyên môn. Hãy thể hiện các kĩ năng của mình một cách hoàn hảo, nhất là những năng lực liên quan tới công việc

Hay hỏi chuyện 

Nhà tuyển dụng dạng này thường liên tục đưa ra các câu hỏi. Có thể một phút trước bạn đang nói về quota của ngành hàng, phút sau đó nhà tuyển dụng đã hỏi bạn về các vấn đề chính trị của công ty. Các vấn đề này chẳng có gì liên quan đến nhau cả và bạn cũng không biết người phỏng vấn cần gì ở bạn. Hãy chuẩn bị cẩn thận và chu đáo bởi các câu hỏi của bạn có thể liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau của công việc.

Thích thử trí thông minh 

Những mẫu nhà tuyển dụng dạng này thường đưa ra một vài câu hỏi để kiểm tra kĩ năng của bạn, sau đó anh ta lại hỏi bạn những câu hỏi dạng như: "Bạn có thể nói cho tôi biết đôi giầy này có vừa với bạn không?" hay "Nếu bạn có một bữa tối với ba người, bạn muốn họ là những ai?". Hãy trả lời thật đơn giản, tư duy sắc bén vì quyết định của nhà tuyển dụng dựa trên câu trả lời thông minh của bạn.



Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2016

Đừng kêu ca nơi công sở

20:22 0 Comments
Đôi khi công việc của bạn trở nên quá tải và nặng nề, các đồng nghiệp thì rảnh rang, các hệ thống thì bất hợp lý, các sếp không có chuyên môn, không nhất quán và cũng chẳng có năng lực, những kẻ kém cỏi thì được thăng chức.




Thực vậy, cuộc sống luôn bất công! Thế nhưng, liệu kêu ca giúp được gì trong những tình huống đó hay thay đổi được bất cứ điều gì không. Câu trả lời là không. Kêu ca là vô ích. Nó không đạt được điều gì hay giải quyết được vấn đề gì ngoài những hậu quả :

- Bạn sẽ bị mọi người coi là người nhàn rỗi, kém cỏi, không làm được gì, khiến bạn trở thành kẻ lắm điều, suốt ngày đổ lỗi cho người khác và trông kém hấp dẫn

- Lãng phí thời gian

- Bạn trở thành đồng minh với những kẻ hay kêu ca khác, điều này sẽ chẳng giúp bạn tiến bộ hơn tí nào đâu. Bạn sẽ trở nên ù lì và hay than vãn hơn thôi vì nghĩ người xung quanh đều giống bạn mà.

- Bạn sẽ mang tiếng là người không bao giờ đề xuất được điều gì có ích và hiệu quả. Vì việc duy nhất mà bạn làm thay vì động não lại là than thở và làm vấn đề trông tồi tệ hơn.

Tước bỏ động cơ thúc đẩy của bạn, do đó tạo ra một vòng luẩn quẩn. Bạn không thấy tí hy vọng hay lạc quan gì cả ngoài những điểm tồi tệ mà bạn đang ca thán.

Vậy bạn làm gì để bỏ được thói quen này? Rất đơn giản. Nếu phải nói điều gì, hãy nói trước mặt người cần nghe. Bạn sẽ giảm bớt sự ca thán lại ngay vì không thể cứ làm phiền người khác mãi Tuy nhiên nếu bạn không nói được điều gì tử tế thì hãy im lặng. Còn những vấn đề không thể nói trực tiếp, vậy hãy tìm giải pháp cho nó. Nếu không tìm được giải pháp thì đừng cho phép mình kêu ca. Hãy làm như vậy trong vòng vài tuần. Bạn sẽ thấy tự nhiên mình không kêu ca nữa. Bởi vì kêu ca là vô ích. Ngoài ra, đừng tỏ ra bản thân là kẻ yếu đuối bận rộn qua việc than vãn để đồng nghiệp thấy bạn là một người thảnh thơi, ung dung và sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn mới trong công việc.

Hơn nữa, thật giả lẫn lộn, trắng đen pha nhau là chuyện bình thường trong xã hội, đặc biệt là ở môi trường đông người như công sở. Việc những lời chê trách than thở của bạn sẽ bay tới tai đối tượng không phải là chuyện lạ nữa đâu.

Vì vậy, thay vì than vãn, kêu ca về công việc, bạn hãy tập trung làm việc của mình để hoàn thành nhanh và tốt.

Hãy đọc thêm nhiều mục có liên quan tại: http://timvieclamcenter.com/