Giữ im lặng và nói chuyện riêng với sếp
Khi bạn đã có quyết định cuối cùng, hãy sắp xếp một buổi nói chuyện và trao đổi cùng sếp. Không nên đi “rỉ tai” từng người về việc bạn sắp nghỉ việc. Vì bạn sẽ làm lung lay tinh thần của các nhân viên còn lại. Tệ hơn là để những người không thích bạn sẽ có cơ hội “thổi phồng” sự thật, làm bạn vướng vào những tin đồn thất thiệt. Việc nói chuyện riêng với sếp sẽ giúp bạn truyền đạt lý do cũng như thời gian nghỉ, kế hoạch bàn giao công việc….. với sếp cụ thể và chính xác nhất
Trả lời câu hỏi “ Dự định tiếp theo của bạn”
Trả lời câu hỏi 1 cách ngắn gọn, không đi sâu vào công việc, mức lương nhưng phải đảm bảo sự trung thực. Nếu bạn ứng tuyển việc làm cho các công ty đối thủ, hãy từ chối thẳng khi được đề cập đến tên công ty cho đến khi bạn chính thức đi làm tại công ty mới, chỉ nên cho mọi người biết bạn làm ở vị trí nào?
Kế hoạch bàn giao công việc
Bạn nên “ chọn mặt gửi vàng” để bàn giao lại đầy đủ các tài liệu, cũng như truyền lại những kiến thức nghiệp vụ hay kinh nghiệm làm việc của mình trước khi nghỉ. Phác thảo lại công việc mà bạn sẽ làm trong thời gian tới cho người đảm nhiệm. Để giúp họ có cái nhìn tổng quan hơn về những việc họ sắp tới họ phải làm.
Thể hiện sự trân trọng đối với các mối quan hệ
Bạn có một công việc mới, đồng nghĩa với việc bán có những mối quan hệ mới. Nhưng nó không có nghĩa bạn phải chấm dứt các mối quan hệ ở công ty cũ. Thay vào đó bạn nên gửi những lời cảm ơn chân thành nhất tới sếp và các đồng nghiệp về sự hỗ trợ của họ trong suốt khoảng thời gian bạn làm ở đây.
Làm việc có trách nhiệm đến ngày cuối cùng
Những điều đầu tiên hoặc những điều cuối cùng là những thứ khiến người khác nhớ nhiều nhất. Vì vậy, sau hàng tá việc bạn đã gầy dựng lòng tin ở mọi người, chứng minh được cho mọi người biết là bạn là người có trách nhiệm, thì đừng nên phá hủy lòng tin đó vào phút cuối. Hãy làm việc như những ngày bình thường, có trách nhiệm với công việc tới ngày cuối cùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét