Tránh dùng những từ “ậm ừ” không rõ ràng
Đôi khi dùng những từ như “à, ừm” là thói quen của mình nhưng người đối diện có thể hiểu lầm là bạn đang lưỡng lự hoặc không biết. Vì vậy, bạn cần hạn chế tối đa việc sử dụng các từ đó trong cuộc nói chuyện của mình.
Tránh vòng vo
Một câu trả lời thẳng thắn hay một câu hỏi vào đúng trọng tâm bao giờ cũng tốt hơn là việc cứ nói dông dài, vòng vo đủ kiểu rồi đợi người khác tự hiểu ra. Hãy trả lời đúng câu hỏi mà bạn được hỏi và hỏi đúng câu hỏi bạn cần biết.
Cử chỉ cũng là một ngôn ngữ
Đôi khi trong cuộc nói chuyện, một chút biểu cảm từ mặt hay cử chỉ từ tay cũng làm cuộc nói chuyện thu hút và cởi mở hơn. Ngôn ngữ cử chỉ cũng quan trọng không kém ngôn ngữ nói nếu bạn biết áp dụng đúng cách.
Hỏi lại những điều mình chưa hiểu
Đây là cách bạn thể hiện bạn tập trung vào cuộc nói chuyện. Hơn nữa, hỏi lại những điều mình chưa rõ giúp người đối diện có cảm giác bạn tập trung và để tâm nhiều đến vấn đề họ đang nói và làm cuộc nói chuyện trở nên thú vị hơn.
Ghi nhớ tên của người đối thoại
Đây là bí quyết ghi điểm tuyệt đối trong một cuộc trò chuyện. Bạn nhớ được tên người đối diện và xưng hô nhiều lần trong cuộc nói chuyện thì cuộc nói chuyện sẽ trở nên thân mật và cởi mở hơn rất nhiều đấy. Hãy thử làm ngay phương pháp này nhé!
Giọng nói thiếu lí nhí, thiếu nhiệt tình
Hãy tự tin và nói to rõ
Ngôn ngữ viết cũng là một lợi thế
Viết cũng là cách thức thể hiện phong cách giao tiếp được áp dụng thường ngày. Bạn có thể chứng tỏ sự tiến bộ trong kỹ năng giao tiếp của mình qua các bài viết trên blog, mạng xã hội… Tất nhiên, nội dung của chúng phải liên quan tới lĩnh vực của bạn.
Nhiều bài viết hay tại : Timvieclamcenter.com
Tạo sự thân mật
Những cuộc nói chuyện thành công là những cuộc nói chuyện mang lại cảm giác như một cuộc trao đổi thân tình chứ không phải như một cuộc thẩm vấn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét