Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

Những cách đối phó với đồng nghiệp lười biếng

21:39 0 Comments
Một xã hội thì hiển nhiên sẽ có người này người kia. Và điều rõ ràng là nhân viên lười biếng ở công ty nào cũng có. Bạn sẽ dễ dàng nhận biết họ vì họ là những người thích chơi hơn làm, thích tán gẫu hơn là họp nhóm. Còn nếu sếp giao công việc chung, bạn sẽ phải xoay như một chiếc chong chóng thậm chí làm thêm giờ với đống việc này, còn đồng nghiệp làm nhóm với bạn thì thong thả đi đánh tennis, xem bóng đá hay tán gẫu với các đồng nghiệp khác.



Vậy thì có những cách nào để đối phó với đồng nghiệp lười biếng?

1. Dùng phương pháp cô lập họ

Hãy hoàn toàn phớt lờ người đó đi và cũng “âm thầm” kêu gọi mọi người trong công ty loại trừ người đó ra khỏi cộng đồng. Đừng để cho những người này đến gần công việc đang tốt đẹp của bạn. Đừng bắt chuyện với họ, đừng tham gia những trò đùa của họ. Hãy coi như họ không tồn tại và để mặc họ muốn làm gì thì làm. Có thể một lúc nào đó họ sẽ tự nhận thấy mình trông... vô duyên thế nào khi ngồi chơi một mình trong lúc mọi người đang làm việc quần quật và họ sẽ tự thay đổi.

2. Dùng phương pháp cho họ thấy hậu quả của việc lười biếng

Nếu bạn chẳng may phải làm chung một task với họ thì bạn cần chấn chỉnh họ ngay lập tức hoặc rời khỏi công việc của bạn, rời khỏi dự án của bạn hoặc quay trở lại và tập trung hết mình cho công việc.

Hãy cho họ biết điều đó. Cảnh báo họ. Cho họ thấy rằng chẳng có công ty nào trả lương cho nhân viên để họ ngồi không, ngáp, ngủ và ngáy, ăn và cười khúc khích... Nếu họ tiếp tục như vậy, chẳng chóng thì chầy họ cũng sẽ...phải tìm một việc làm mới thôi đấy!

3. Nếu không làm gì được họ, cũng đừng để bị lôi kéo

Nếu bạn không làm được gì họ thì cũng đừng để bị lôi kéo theo sự lười biếng của họ. Những câu chuyện dưa lê dưa chuột của họ. Nếu không thể loại trừ, không thể đuổi việc họ thì ít nhất cũng đừng để mình bị biến thành một người như họ. Cứ đơn giản nói “mình đang làm dở tay” khi họ muốn lôi kéo bạn vào những trò đùa của họ.

4. Tuyệt đối đừng để họ ảnh hưởng tới công việc của mình

Đôi khi trong công việc cần phải kết hợp với đồng nghiệp để hoàn thành, nếu chẳng may người làm chung task với bạn là người lươi biếng đó thì hãy nhớ trách nhiệm và hiệu quả công việc là của bạn. Bạn phải chịu trách nhiệm trước sếp. Chẳng hạn như những đồng nghiệp lười biếng ảnh hưởng tới bạn, tới kết quả dự án của bạn. Nếu bạn và người đó phải chịu trách nhiệm chung một dự án và họ không hoàn thành nhiệm vụ của mình, hãy thẳng thắn trao đổi với họ và yêu cầu họ thay đổi.

Nếu sự việc đã ra ngoài tầm kiểm soát thì cách tốt nhất là nói với sếp toàn bộ câu chuyện để cấp trên có cách giải quyết hợp lý.

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

Có nên nói dối trong CV không?

21:44 0 Comments
Chắc hẳn bất kỳ ai đi tìm việc làm đều đã lưỡng lự về việc này phải không nào? “Viết thêm 1 chút vào chỗ kinh nghiệm việc làm để hấp dẫn hơn”, “thêm một chút vào kĩ năng mềm để hay hơn”. Nói dối trong CV tìm việc làm là điều mà phần lớn ứng viên đều đã nghĩ tới.



Một website uy tín về nhân sự đó là https://iconicjob.vn/ đã làm một vài khảo sát gần đây thì có tới 90% các nhà tuyển dụng trong cuộc khảo sát không chấp nhận các ứng viên không thành thật.

Hãy cẩn thận về việc nói dối trong công ty

Nhưng thực tế đáng ngại hiện nay là ngay cả những người trung thực nhất thì CV tìm việc làm của họ cũng có những thông tin không trung thực. Mục đích của ứng viên chủ yếu nhằm để nhà tuyển dụng có thể chú ý đến họ nhiều hơn.Và có 7 trong số 10 ứng viên được hỏi thừa nhận rằng họ đã từng “nói quá” lên trong CV so với khả năng thực tế của họ.

Nói dối những chỗ nào trong CV?

Đáng tiếc phải nói rằng mọi chỗ trong CV xin việc đều có thể bị nói dối như kinh nghiệm làm việc, mức lương cũ, những lợi tức…Họ làm vậy đơn giản cũng vì muốn hồ sơ của mình được chọn và có một cuộc phỏng vấn với công ty. Thông tin bị nói dối nhiều nhất  có lẽ là kinh nghiệm làm việc, vì đây là nơi mà nhà tuyển dụng chú ý nhiều nhất.

Tuy nhiên Có thể nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến bạn, gọi bạn đến phỏng vấn nhưng nếu như khả năng của bạn hoàn toàn khác xa, hay tệ hơn là trái ngược với những tốt đẹp mà nhà tuyển dụng đã biết trong CV trước đó thì hẳn nhiên bạn sẽ là ứng viên bị loại đầu tiên.

Đừng bao giờ đánh giá thấp nhà tuyển dụng

Có thể mục đích bạn nói dối trong CV tìm việc làm là tốt nhưng rõ ràng đứng ở khía cạnh nhà tuyển dụng thì họ không thích một CV xin việc nói dối. Bạn nghĩ “nói dối một tí cũng không sao”.

Nhưng thật sự thì bạn không thể qua mắt được nhà tuyển dụng, vì là nhà tuyển dụng, tiếp xúc với nhiều kiểu ứng viên khác nhau và vì họ cũng từng có thời gian là nhân viên trước khi làm sếp nên kinh nghiệm, sự từng trải cũng sẽ cho phép họ nhận biết đâu là một ứng viên thật sự... Vậy nên, bạn đừng bao giờ đánh giá thấp nhà tuyển dụng.

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

8 bí quyết nâng cao kĩ năng giao tiếp của bạn

21:46 0 Comments
Trong cuộc sống cũng như trong công việc hiện nay, để làm tốt bạn không những chỉ cần kiến thức chuyên môn mà còn cần phải có một vài kỹ năng mềm. Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cần thiết trong cuộc sống lẫn công việc hàng ngày. Hôm nay chúng  tôi xin chia sẻ 8 bí quyết để giúp bạn nâng cao kĩ năng giao tiếp hơn nữa.



Tránh dùng những từ “ậm ừ” không rõ ràng

Đôi khi dùng những từ như “à, ừm” là thói quen của mình nhưng người đối diện có thể hiểu lầm là bạn đang lưỡng lự hoặc không biết. Vì vậy, bạn cần hạn chế tối đa việc sử dụng các từ đó trong cuộc nói chuyện của mình.

Tránh vòng vo

Một câu trả lời thẳng thắn hay một câu hỏi vào đúng trọng tâm bao giờ cũng tốt hơn là việc cứ nói dông dài, vòng vo đủ kiểu rồi đợi người khác tự hiểu ra. Hãy trả lời đúng câu hỏi mà bạn được hỏi và hỏi đúng câu hỏi bạn cần biết.

Cử chỉ cũng là một ngôn ngữ

Đôi khi trong cuộc nói chuyện, một chút biểu cảm từ mặt hay cử chỉ từ tay cũng làm cuộc nói chuyện thu hút và cởi mở hơn. Ngôn ngữ cử chỉ cũng quan trọng không kém ngôn ngữ nói nếu bạn biết áp dụng đúng cách.

Hỏi lại những điều  mình chưa hiểu

Đây là cách bạn thể hiện bạn tập trung vào cuộc nói chuyện. Hơn nữa, hỏi lại những điều mình chưa rõ giúp người đối diện có cảm giác bạn tập trung và để tâm nhiều đến vấn đề họ đang nói và làm cuộc nói chuyện trở nên thú vị hơn.

Ghi nhớ tên của người đối thoại

Đây là bí quyết ghi điểm tuyệt đối trong một cuộc trò chuyện. Bạn nhớ được tên người đối diện và xưng hô nhiều lần trong cuộc nói chuyện thì cuộc nói chuyện sẽ trở nên thân mật và cởi mở hơn rất nhiều đấy. Hãy thử làm ngay phương pháp này nhé!

Giọng nói thiếu lí nhí, thiếu nhiệt tình


Hãy tự tin và nói to rõ

Giọng nói nhẹ nhàng đôi khi là ưu điểm ( khi tán tỉnh các cô gái chẳng hạn ). Nhưng trong những cuộc họp hay giao tiếp bạn cần giọng nói to, rõ ràng thể hiện được ý kiến của mình cũng như giọng nói to sẽ khiến người khác tập trung lắng nghe mình hơn.

Ngôn ngữ viết cũng là một lợi thế

Viết cũng là cách thức thể hiện phong cách giao tiếp được áp dụng thường ngày. Bạn có thể chứng tỏ sự tiến bộ trong kỹ năng giao tiếp của mình qua các bài viết trên blog, mạng xã hội… Tất nhiên, nội dung của chúng phải liên quan tới lĩnh vực của bạn.

Nhiều bài viết hay tại : Timvieclamcenter.com

Tạo sự thân mật

Những cuộc nói chuyện thành công là những cuộc nói chuyện mang lại cảm giác như một cuộc trao đổi thân tình chứ không phải như một cuộc thẩm vấn.

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

Những việc nên làm khi nhảy việc trái ngành

23:51 0 Comments
Tìm việc làm trái ngành là điều mà mọi người đều cảm thấy "sợ". Vì mình không có kinh nghiệm, không có kiến thức cũng như bất cứ cơ sở nào để làm tốt công việc trái ngành. Tuy nhiên, vấn đề chính ở đây là làm sao có thể tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng khi bạn không có kinh nghiệm liên quan trực tiếp. Bí quyết ở đây là bạn cần thể hiện được cho nhà tuyển dụng thấy các kỹ năng bạn có cũng tương tự những gì họ yêu cầu. 



1. Tìm những thông tin liên quan về lĩnh vực mới

Vì là một ứng viên tìm việc làm vào một lĩnh vực mới nên điều quan trọng là bạn cần thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng. Để làm được như vậy bạn phải học cách nói đúng “ngôn ngữ” của lĩnh vực đó. Dù bạn có nhảy sang việc làm ở bất cứ lĩnh vực nào, thì bạn cũng cần biết chính xác kiến thức công việc của vị trí này là gì? Nó khác như thế nào so với một vị trí như vậy nhưng tại một ngành khác? Kỹ năng và kiến thức nào vị trí này đòi hỏi?

Bạn có thể học hỏi thêm kiến thức trên Internet hoặc thông qua các mối quan hệ bạn bè của bạn làm công việc tương tự, hoặc từ các trung tâm tìm việc làm từ đó học hỏi thêm nhiều kiến thức cơ bản về ngành đó.

2. Đánh giá xem liệu kỹ năng của mình phù hợp với ngành nào nhất?

Mọi người thường không nhận ra được những kỹ năng “linh hoạt” của họ và biết rằng chúng có thể “vận hành” tốt trong những loại lĩnh vực nào? Một khi bạn đã tìm được công việc mới và quyết tâm “nhảy việc” sang một lĩnh vực khác thì bạn cần tự đánh giá lại những gì mình đang có tốt ở mức nào?

Hãy viết ra một danh sách các khả năng và kinh nghiệm của bản thân hiện tại và đưa cho ai đó có kinh nghiệm và hiểu biết nhận xét xem liệu với chúng bạn nên tìm việc trong ngành nào là phù hợp. Hoặc bạn có cần trau dồi thêm kiến thức nào nữa? Nếu được bạn có thể trực tiếp trao đổi với bộ phận nhân sự của công ty bạn đang nhắm tới. Những kiến thức cần thiết và có thể là một số câu chuyện có thật trong quá trình tuyển dụng của công ty trước đây để lấy kinh nghiệm.

3. Hãy viết một CV theo kinh nghiệm công việc

Kỹ năng xin việc cũng là một kỹ năng mềm quan trọng. Một CV tìm việc làm được viết theo trình tự thời gian ở đây là không phù hợp, bạn cần một CV tìm viêc làm theo cách kiệt kê các kinh nghiệm từ các công việc bạn đã làm. Trong đó hãy nhấn mạnh những kỹ năng chính bạn có để làm “lu mờ” đi sự quan trọng của các kinh nghiệm đặc trưng trong công việc này. Sau đó là một số thông tin cơ bản và phổ biến như thông tin cá nhân, kỹ năng vi tính,…