Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

Nhảy việc đúng thời điểm, dễ hay khó?

17:56 0 Comments
Có nhiều lí do khách quan khiến nhân sự nhảy việc như tình hình tài chính công ty bất ổn, thay đổi cơ cấu nhân sự, bên cạnh đó là một số lí do chủ quan khác như bị đồng nghiệp nói xấu, bị sếp mắng dẫn đến tự ái, không phù hợp với công việc…Tuy nhiên, nhảy việc ẩn chứa rất nhiều rủi ro nên theo như chuyên gia nhân sự của Forbes - Tayo Rockson, bạn chỉ nên nghĩ đến nhảy việc khi gặp phải 4 tình huống sau đây:

nhay-viec-dung-thoi-diem-de-hay-kho

1. Không thể hòa nhập

Một môi trường làm việc có nhiều người với rất nhiều tính cách đa dạng là sự lựa chọn mà nhiều bạn trẻ đang theo đuổi, ở nơi đó họ có thể hòa nhập và thích nghi một cách nhanh chóng. Và thực tế là có đến 57% người trẻ mong muốn công ty mình đưa ra nhiều chính sách để đa dạng nhân sự, điều đó chứng tỏ việc giúp nhân viên hòa nhập với đồng nghiệp, với công việc mới vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Bạn cũng không nên phải cố gắng thay đổi mình để trở thành một phần của thứ không thuộc về bạn, hãy tìm một môi trường nơi mọi người có thể chấp nhận con người thật của bạn, có như vậy thì bạn mới thể hiện được năng lực và tính cách mà không sợ bị soi mói. Ngoài ra, những môi trường thiếu sự đa dạng nhân sự cũng là nguyên nhân gây căng thẳng và giảm hiệu quả công việc khi hợp tác làm việc nhóm.

2. Không được coi trọng

Được coi trọng là điều mà chỉ có 29% nhân sự trẻ cảm nhận được theo như thống kê của Bộ Lao động Hoa Kỳ, con số này khá tương xứng với việc những người trẻ thường được thay thế và chưa có vị thế vững chắc trong công việc. Tưởng chừng như đây là một chuyện hết sức hiển nhiên nhưng nếu như không được coi trọng thì những đóng góp, nỗ lực mà bạn bỏ ra chưa chắc đã được ghi nhận xứng đáng, bạn nên cân nhắc đến chuyện nhảy việc sang một công ty tốt hơn. Khi những tiếng nói, ý kiến của bạn thường xuyên bị phớt lờ hoặc bạn e dè, không dám bộc lộ chính kiển, đó chính là biểu hiện cho những tháng ngày làm việc tồi tệ tiếp theo. Hãy chủ động tìm kiếm một môi trường nơi quan điểm luôn được đón nhận để gắn bó và theo đuổi thành công.

3. Không có cơ hội phát triển

Không ai mong muốn ở mãi một vị trí trong suốt cuộc đời sự nghiệp, thăng tiến là nhu cầu tất yếu của tất cả mọi người. Một công việc không thể đem lại sự thăng tiến, sếp không hướng dẫn mà luôn giám sát nhân viên, không tạo điều kiện để nhân viên phát huy năng lực và cũng không thể tạo động lực cho nhân viên thì quả thật là một người sếp tồi. Gặp phải sếp tồi không phải lỗi của bạn, nhưng nếu ở lại thì đúng là như vậy.

4. Cần công việc khác linh hoạt, thoải mái hơn

Theo một khảo sát gần đây, hều hết các nhân viên đều có xu hướng ưa chuộng những công việc có thời gian làm việc linh hoạt và tự do về nơi làm việc dù có phải nhận được ít tiền thưởng hơn. Cảm giác thoải mái và tự chủ trong công việc đem lại nhiều năng lượng và hứng khởi cho nhân viên, họ không thích bị gò bó trong một môi trường làm việc cố định 8 tiếng mỗi ngày. So với những nhân sự trung niên, nhân sự trẻ thường có nhu cầu cao về du lịch, thời gian dành cho bạn bè, người thân…nên thật khó để thấy họ làm việc lâu dài trong những môi trường kém năng động, linh hoạt. Rigor, một startup ở Atlanta, Mỹ, đã giành giải thưởng Nơi làm việc lý tưởng nhất bang này nhờ chính sách "làm việc ở bất cứ đâu và vào bất kì lúc nào". Nếu bạn cũng bị thu hút bởi những môi trường làm việc mở, bạn nên bắt tay ngay vào việc lên kế hoạch cho hành trình nhảy việc sắp tới.

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

5 típ để không bao giờ mất cảm hứng viết

19:47 0 Comments
Nếu bạn là dân chuyên viết content cho web hoặc bạn là một copywriter viết nội dung cho các quảng cáo thì cũng sẽ có những lúc bạn không thể tập trung và không có cảm hứng viết bài. Đối với người viết lách, không có cảm hứng xem như thua, bạn không thể vắt ra lấy nỗi một từ để viết chứ đừng nghĩ đến chuyện viết hay và tạo ra được những bài viết chất lượng cho độc giả. Vậy phải làm gì để hạn chế trường hợp cạn từ ngữ, tụt cảm hứng khi viết? Thử ngay 5 típ dưới đây nhé:

5-tip-de-khong-bao-gio-mat-cam-hung-viet

1. Đừng tự so sánh bạn với người khác

Khả năng viết lách và tư duy của mỗi người không giống nhau, việc so sánh bản thân với người khác rồi cảm thấy tự ti về văn phong của mình chỉ khiến bạn mất đi động lực và niềm tin vào những điều bạn viết. Bạn có thể ngưỡng mộ những tác giả khác, người tạo ra những bài viết chất lượng, gây ấn tượng với độc giả và xem họ như nguồn cảm hứng để cố gắng nỗ lực thành công như họ. Ngưng dằn vặt và ngưng tự trách bản thân sẽ giúp đầu óc bạn thư thái và nhẹ nhàng hơn trong ngòi bút.

2. Thử nhiều lựa chọn

Bạn có nghĩ lí do những bài viết của bạn chưa được đánh giá cao là do bạn chưa chọn đúng sở trường để viết? Vậy thì sao bạn không thử khám phá thêm nhiều lựa chọn trước khi quyết định trung thành và tập trung chuyên môn vào một vấn đề duy nhất. Việc thay đổi này có thể giúp bạn thay đổi môi trường viết lách, như một cách để F5, tìm kiếm nguồn cảm hứng hấp dẫn bạn nhất. Chỉ khi dám chấp nhận thử thách thì bạn mới nhận ra được rằng khả năng của bản thân là vô hạn, thậm chí còn rất nhiều điều bạn chưa hiểu hết về chính mình.

3. Tiếp thu có chọn lọc những đánh giá tiêu cực

Bạn nên nghe những lời chê bai, đánh giá tiêu cực để biết được mình cần phải khắc phục những điểm yếu nào, tuy nhiên hãy biết lắng nghe có chọn lọc. Bản chất của con người là luôn cố gắng để kéo người khác xuống bởi những lời ác ý, mỉa mai, họ không bao giờ chịu thừa nhận người khác giỏi hơn họ. Hãy tỉnh táo và nhất thiết không được nản lòng, từ bỏ con đường bạn đang theo đuổi. Chỉ tin tưởng những người tin tưởng bạn. Lắng nghe những lời khuyên từ những người xa lạ, không có quan hệ thân thiết với bạn cũng là một ý kiến hay, bạn có thể cho họ đọc những bài viết của bạn, họ nhất định sẽ cho bạn những góp ý chân thành.

4. Đọc nhiều

Để không bao giờ cụt hứng thì bạn phải đọc thật nhiều để trước mỗi một vấn đề được đưa ra, bạn đều có những am hiểu nhất định và có thể khai thác nhiều mặt. Đọc nhiều giúp bạn có thêm vốn từ phong phú, xâu chuỗi vấn đề logic và mở rộng tư duy. Thông qua việc đọc, biết đâu bạn lại phát hiện ra người mà bạn yêu thích, trở thành mục tiêu để bạn phấn đấu.

5. Thư giãn

Không dễ dàng gì để có thể tập trung viết lách mọi lúc, bạn nên có những khoảng nghỉ nhỏ để lấy lại sự tỉnh táo và cảm hứng viết. Sau mỗi 1 tiếng làm việc, hãy dành từ 5-10 phút để mắt được thư giãn và tay được thả lỏng, nghe những bản nhạc nhẹ, nhạc không lời cũng là cách giúp bạn tái tạo năng lượng và khai thông trí óc. 

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2017

4 lý do không nên nhận lời đề nghị công việc

19:11 0 Comments
4-li-do-khong-nen-nhan-loi-de-nghi-cong-viec

Có thể bạn đang rơi vào tình trạng thất nghiệp do bạn mới ra trường hoặc không cảm thấy phù hợp với công việc ở công ty cũ nhưng bạn cũng đừng nên mất niềm tin vì đây chỉ là khoảng thời gian để bạn có thời gian chuẩn bị và lựa chọn công việc phù hợp nhất với bạn mà thôi. Đừng bao giờ có ý định chọn bừa một công việc vì có những công việc mà nếu nhận lời chỉ khiến bạn tốn thời gian và công sức mà không đem lại được nhiều thành công trong công việc. Dù có đang thất nghiệp thì bạn cũng hãy từ chối những công việc có những dấu hiệu sau đây: 1. Điều kiện làm việc không phù hợp Dù bạn có đang tìm kiếm công việc và nhận được lời đề nghị của một công ty danh tiếng thì điều kiện làm việc cũng là một điều đáng để bạn lưu tâm. Giờ làm việc có linh hoạt hay không, khoảng cách từ nhà bạn đến công ty như thế nào? Nếu như lựa chọn một công việc xa nhà thì động lực làm việc của bạn có thể giảm theo thời gian, ngoài ra vì phải di chuyển xa nên bạn phải thường xuyên đi sớm, về trễ, điều đó có thể ảnh hưởng đến năng suất làm việc của bạn. Sự hướng dẫn và sự nhiệt tình của những nhân viên trong công ty cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của bạn. Nếu bạn đã suy nghĩ kĩ lưỡng mọi vấn đề và thấy điều kiện làm việc có vẻ không thích hợp với mong muốn của bạn thì bạn nên thẳng thắn từ chối lời đề nghị và tìm kiếm những cơ hội khác thích hợp hơn. 2. Không có kế hoạch thăng tiến rõ ràng Một công ty không đưa ra được kế hoạch thăng tiến rõ ràng cho nhân viên thì khả năng bạn có thể phát triển và thăng chức là rất thấp. Nếu như mục tiêu của bạn là trở thành lãnh đạo, ngồi vào các vị trí quản lý cấp cao thì bạn nên đặt ra những câu hỏi rõ ràng với nhà tuyển dụng. Những câu trả lời mập mờ hoặc mơ hồ thường là cách họ dẫn dắt bạn sang một câu chuyện khác, bạn nên cẩn trọng với những câu trả lời như vậy. Hãy chú ý quan sát nhà tuyển dụng xem họ có trở nên lúng túng khi bạn đặt câu hỏi liên quan đến kế hoạch thăng tiến hay không, nếu như bạn thấy được sự bất ngờ cũng như bối rối trong mắt họ hoặc lời hứa hẹn sẽ giải đáp khi nào bạn chính thức vào làm việc thì tôi khuyên bạn nên dứt khoát từ chối. Là một người phụ trách tuyển dụng nhân sự cho công ty, hơn ai hết họ là một trong những người tham gia xây dựng bản định hướng phát triển cho tất cả nhân viên, nếu như họ không trả lời được câu hỏi của bạn thì gần như chắc chắn, công ty không có kế hoạch thăng tiến rõ ràng nào cả, bạn khó mà đạt được mục tiêu thăng tiến lên những vị trí lãnh đạo như mình mong muốn. 3. Công việc không hấp dẫn Tâm lí chung của những người đang thất nghiệp là họ thường tùy ý chọn một công việc để có thể trang trải cho những sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, bạn nên mạnh dạn từ chối những công việc mà bạn cảm thấy nhàm chán và không có nhiều thử thách. Nếu như chấp nhận những công việc không hấp dẫn, bạn dễ rơi vào trạng thái chán nản, mệt mỏi dẫn đến nhu cầu tìm kiếm một công việc khác nữa, vô tình bạn chỉ đang lãng phí thời gian của chính mình. Bạn nên lựa chọn những công việc phù hợp với sở trường, đam mê và có nhiều thử thách. Những thách thức của công việc sẽ là động lực để bạn không ngừng học hỏi, trau dồi và không bao giờ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, buồn chán. 4. Mức lương quá thấp


4-li-do-khong-nen-nhan-loi-de-nghi-cong-viec-1
Có rất nhiều công ty đưa ra mức lương rất thấp, thấp hơn mức trung bình đối với những ứng viên mới ra trường, thiếu kinh nghiệm. Họ cũng thường gia hạn thời gian thử việc để giảm bớt chi phí chi trả cho tiền lương nhân viên. Bạn làm việc cật lực nhưng mức lương bạn nhận được lại không xứng đáng với công sức mà bạn đã bỏ ra. Những công ty chỉ biết bóc lột sức lao động mà không hề có ý định công nhận sự nỗ lực của nhân viên không phải là nơi lý tưởng để bạn ở lại và cống hiến. Bạn không nên nhận lời làm việc cho những ông chủ “keo kiệt” như thế.