Bên cạnh những người thành công, được tán dương trên mạng xã hội thì cũng không thiếu những người luôn tự ti vào bản thân, chây ì với bản ngã lười biếng của chính mình. Nếu như những người thành công thường có những điểm chung nào đó về sở thích, thói quen thì ta cũng dễ dàng nhận biết được những người thất bại, người thường tìm cách thoái thác trách nhiệm, mỗi lúc thất bại lại than thân, trách phận qua những phản ứng thường thấy sau đây
1. Không ngừng so sánh với người khác
Những người thất bại luôn lấy kết quả của người khác để so sánh với kết quả mà mình làm ra, không phải để có động lực cố gắng mà để có lí do vịn vào mỗi khi phạm sai lầm. Không bao giờ muốn nhận mình thất bại, câu cửa miệng của họ là “Ít ra thất bại của tôi cũng đỡ hơn thằng X, con Y” hoặc ngược lại, luôn phóng đại những điều tồi tệ mình gặp phải để biến mình thành một kẻ đáng thương, cần được chia sẻ.
2. Hay bào chữa
Đặc điểm nhận dạng thứ hai của những tuýp người khó thành công là họ luôn chuẩn bị sẵn những lí do để hợp lý hóa cho việc không thể vượt qua khó khăn hay những sai lầm trong quá khứ. “Bởi vì, tại, do..” là những từ mở đầu cho câu giải thích dài dòng của họ. Họ cho rằng mọi thất bại họ tạo ra đều vì một nguyên nhân khách quan nào đó không phải họ, chắc chắn rồi. Vốn dĩ người ta rất tinh vi trong việc bới móc khuyết điểm của người khác nhưng nhìn ra hạn chế của bản thân mình thì rất ít người làm được. Chính điều đó khiến họ khó chấp nhận lời góp ý từ người khác để thay đổi và phát triển bản thân.
3. Tự cô lập chính mình
Nếu như những người thành công thường cởi mở và có mối quan hệ rộng rãi thì những người hay thất bại thường chọn cách sống lặng lẽ, hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh. Họ không muốn cuộc sống của mình bị làm phiền hay bị liên lụy bởi những mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp, họ tự tách mình ra khỏi đám đông. Họ không biết là họ đã bỏ lỡ những cơ hội vàng từ việc xây dựng mạng lưới quan hệ mà chấp nhận bằng lòng với thực tại dù có thất bại, miễn là tránh được rủi ro.
4. Tiếc nuối quá khứ
Những người chỉ chăm chăm nhìn về quá khứ rồi suốt ngày buồn bã sẽ chẳng thể mở rộng được tầm nhìn và không nắm bắt được những cơ hội trước mắt. Thay vì tiếc nuối vì những điều cũ kỹ, có lẽ họ nên rút ra bài học kinh nghiệm và lấy nó làm động lực để trau dồi thêm những kiến thức, kỹ năng giúp phát triển nghề nghiệp.
Nói tóm lại, ai cũng có những thất bại trong đời nhưng nếu cuộc đời bạn cứ hết lần này đến lần khác phạm phải lỗi lầm, không tiến thêm được nấc thang nào trên con đường sự nghiệp thì bạn sẽ bị người khác đè trên vai, trở thành công cụ kiếm tiền cho người khác, suốt đời cũng chỉ làm “tay sai” cho các sếp. Hãy nhớ, số phận của bạn là do bạn quyết định, nếu như bạn không cố gắng thì đừng nghĩ đến chuyện người khác cố gắng thay bạn. (À mà có thể đấy, người ta sẽ “cố gắng” tận hưởng thành công thay bạn.)
1. Không ngừng so sánh với người khác
Những người thất bại luôn lấy kết quả của người khác để so sánh với kết quả mà mình làm ra, không phải để có động lực cố gắng mà để có lí do vịn vào mỗi khi phạm sai lầm. Không bao giờ muốn nhận mình thất bại, câu cửa miệng của họ là “Ít ra thất bại của tôi cũng đỡ hơn thằng X, con Y” hoặc ngược lại, luôn phóng đại những điều tồi tệ mình gặp phải để biến mình thành một kẻ đáng thương, cần được chia sẻ.
2. Hay bào chữa
Đặc điểm nhận dạng thứ hai của những tuýp người khó thành công là họ luôn chuẩn bị sẵn những lí do để hợp lý hóa cho việc không thể vượt qua khó khăn hay những sai lầm trong quá khứ. “Bởi vì, tại, do..” là những từ mở đầu cho câu giải thích dài dòng của họ. Họ cho rằng mọi thất bại họ tạo ra đều vì một nguyên nhân khách quan nào đó không phải họ, chắc chắn rồi. Vốn dĩ người ta rất tinh vi trong việc bới móc khuyết điểm của người khác nhưng nhìn ra hạn chế của bản thân mình thì rất ít người làm được. Chính điều đó khiến họ khó chấp nhận lời góp ý từ người khác để thay đổi và phát triển bản thân.
3. Tự cô lập chính mình
Nếu như những người thành công thường cởi mở và có mối quan hệ rộng rãi thì những người hay thất bại thường chọn cách sống lặng lẽ, hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh. Họ không muốn cuộc sống của mình bị làm phiền hay bị liên lụy bởi những mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp, họ tự tách mình ra khỏi đám đông. Họ không biết là họ đã bỏ lỡ những cơ hội vàng từ việc xây dựng mạng lưới quan hệ mà chấp nhận bằng lòng với thực tại dù có thất bại, miễn là tránh được rủi ro.
4. Tiếc nuối quá khứ
Những người chỉ chăm chăm nhìn về quá khứ rồi suốt ngày buồn bã sẽ chẳng thể mở rộng được tầm nhìn và không nắm bắt được những cơ hội trước mắt. Thay vì tiếc nuối vì những điều cũ kỹ, có lẽ họ nên rút ra bài học kinh nghiệm và lấy nó làm động lực để trau dồi thêm những kiến thức, kỹ năng giúp phát triển nghề nghiệp.
Nói tóm lại, ai cũng có những thất bại trong đời nhưng nếu cuộc đời bạn cứ hết lần này đến lần khác phạm phải lỗi lầm, không tiến thêm được nấc thang nào trên con đường sự nghiệp thì bạn sẽ bị người khác đè trên vai, trở thành công cụ kiếm tiền cho người khác, suốt đời cũng chỉ làm “tay sai” cho các sếp. Hãy nhớ, số phận của bạn là do bạn quyết định, nếu như bạn không cố gắng thì đừng nghĩ đến chuyện người khác cố gắng thay bạn. (À mà có thể đấy, người ta sẽ “cố gắng” tận hưởng thành công thay bạn.)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét