Dẫu biết rằng nhân viên giỏi là tài sản quý giá của một công ty, nhưng người “nhiều tài” thì thường “lắm tật”. Vì lẽ đó mà nhiều công ty không ngần ngại thẳng tay sa thải nhân tài của mình dù cho họ có năng lực xuất sắc đến đâu.
1. Giỏi coi thường kỷ luật
Nếu đã từng ở vai trò quản lý, chắc hẳn không ít thì nhiều bạn đã gặp những nhân viên kết quả làm việc thì rất tốt, đạt chỉ tiêu đề ra thậm chí là vượt hơn cả kỳ vọng của bạn. Thế nhưng mặc cho những điểm sáng đó, nhân viên này thực sự là một kẻ "lầy lội": luôn đi làm trễ, lười biếng, trốn việc, không tham gia các cuộc họp của phòng, không tiếp thu phản hồi đánh giá từ cấp trên,… Họ không ít lần khiến bạn phải phiền lòng, trách phạt không nỡ, mà khen thưởng cũng chẳng hoàn toàn xứng đáng. Câu chuyện coi thường kỷ luật không phải là chuyện của một cá nhân. Nếu cứ tiếp diễn, nó sẽ ảnh hưởng đến nề nếp kỷ luật của cả phòng ban.
2. Giỏi kết bè kéo cánh
Nhân viên giỏi còn “giỏi” về một phương diện khá nguy hiểm trong môi trường tập thể, đó là kết bè kéo cánh. Điều này là dễ hiểu bởi một nhân viên giỏi chắc chắn họ sẽ nhận có tiếng nói nhất định trong tập thể và có được sự ngưỡng mộ của mọi người. Đây sẽ chẳng là vấn đề đáng ngại nếu đó là những nhân viên tốt cả tài lẫn tâm. Nhưng đổi lại là một nhân viên xấu tính, họ sẽ dễ dàng lợi dụng điều này để kết bè kéo cánh cho mình, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ.
3. Giỏi đề ra các yêu sách khiến sếp đau đầu
Nhân viên giỏi hiểu rõ về công việc, cũng hiểu rõ bổn phận, trách nhiệm của mình và đặc biệt là rất biết lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho bản thân. Cũng chính vì thế mà cấp trên thường e dè hơn khi làm việc với những nhân viên này. Họ thậm chí có thể đề ra những yêu sách làm khó, khiến sếp đau đầu.
Nếu một nhân viên có những “cái giỏi” cá biệt như trên, dù cho họ có là một người vững về chuyên môn, nghiệp vụ đi chăng nữa, các nhà quản lý cũng nên cân nhắc kỹ có nên giữ họ hay không.
Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét