Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

10 vị CEO nổi tiếng thế giới chứng tỏ trường đời chính là trường học lớn nhất (Phần 1)

00:44 1 Comments
Mark Zuckerberg, Michael Dell, Bill Gates,… những cái tên đã quá nổi tiếng với tất cả mọi người. Họ được cả thế giới ngưỡng mộ bởi tài năng xuất chúng, một sự nghiệp thành công và tầm ảnh hưởng lớn. Nghe có vẻ khó tin nhưng sự thật là những vị CEO này đều không có bằng đại học. Thành công họ đạt được đều là nhờ vào tài trí, khôn ngoan và sự nỗ lực, cố gắng phấn đấu hết mình. Họ đã chứng minh trường đời chính là trường học lớn nhất. Hãy cùng điểm qua những 10 tấm gương sáng giá sau đây.
1. Alfred Taubman

10-vi-ceo-noi-tieng-gioi-chung-to-truong-doi-chinh-la-truong-hoc-lon-nhat1

Doanh nhân nổi tiếng người Mỹ Alfred Taubman bắt đầu sự nghiệp từ khi còn khá “nhỏ” – 11 tuổi. Ông là việc tại một cửa hàng bán lẻ và công việc này kéo dài cho đến hết những năm trung học. Ông đã có một thời gian ngắn học tại trường Đại học Michigan nhưng việc học tập bị gián đoạn vì bị gọi nhập ngũ. Sau khi quay trở lại trường, ông theo học khóa học nghệ thuật và kiến trúc. Tuy nhiên, nhận thấy cơ hội kinh doanh trong ngành bất động sản ở thời điểm đó là rất lớn, ông đã quyết định bỏ dở con đường đại học và thành lập công ty Taubman Center – một trong những ông lớn trong ngành bất động sản hiện nay.
2. Richard Schultz

10-vi-ceo-noi-tieng-gioi-chung-to-truong-doi-chinh-la-truong-hoc-lon-nhat2


Cũng giống như Alfred Taubman, Richard Schultz - nhà sáng lập kiêm cựu CEO của công ty Best Buy bắt đầu sự nghiệp khi mới 11 tuổi với nghề bán báo dạo. Dự định thi vào trường Đại học St. Thomas của ông không thể thực hiện vì lệnh gọi nhập ngũ ngay khi ông vừa tốt nghiệp trung học. Sau khi giải ngũ, ông cùng cha hành nghề bán linh kiện điện tử. Và nhanh chóng vài năm sau đó, ông thành lập công ty riêng chuyên bán các loại linh kiện âm thanh và nhạc cụ. Những năm 1980, Richard mở rộng sản phẩm kinh doanh và đổi tên công ty thành Best Buy.
3. Ralph Lauren

10-vi-ceo-noi-tieng-gioi-chung-to-truong-doi-chinh-la-truong-hoc-lon-nhat3

Ông chủ của Polo Ralph Lauren, một trong những thương hiệu thời trang nổi tiếng nhất thế giới hiện nay chính là Ralph Lauren. Ông cho biết mình chưa từng học qua một trường lớp thiết kế thời trang nào. Tất cả những gì ông làm đó là “đi theo bản năng của chính mình”. Chỉ với tấm bằng tốt nghiệp trung học, Lauren đã gây dựng nên một sự nghiệp thành công mà nhiều người phải mơ ước.
4. Richard Branson

10-vi-ceo-noi-tieng-gioi-chung-to-truong-doi-chinh-la-truong-hoc-lon-nhat4


Bỏ học từ năm 16 tuổi để kinh doanh, Branson thậm chí không có cả bằng tốt nghiệp trung học. Bắt đầu với việc kinh doanh cuốn tạp chí Sinh viên, 4 năm sau đó, Branson sáng lập tập đoàn Virgin, công ty bán lẻ đặt hàng qua thư. Sau đó, Brason mở cửa hàng băng đĩa đầu tiên của Virgin tại London và phát triển công ty ngày càng một lớn mạnh. Hiện tại tập đoàn Virgin cung cấp các sản phẩm và dịch vụ di động, truyền hình, đài phát thanh, tài chính, y tế, du lịch,…
5. Micky Arison

10-vi-ceo-noi-tieng-gioi-chung-to-truong-doi-chinh-la-truong-hoc-lon-nhat5
Từ một nhân viên bán hàng tại Carnival, Micky Arison đã chứng tỏ năng lực xuất chúng của mình và phấn đấu lên các cấp bậc cao hơn là Phó chủ tịch phụ trách vận tải khách hàng. Cuối cùng ông trở thành Chủ tịch của công ty này. Arison đã đưa Carnival trở thành một trong những công ty du lịch tàu biển hàng đầu. Và tất nhiên, vị CEO này cũng không hề tốt nghiệp từ trường đại học.

Thứ Hai, 13 tháng 11, 2017

5 qui tắc ngầm nơi công sở tân binh nào cũng phải biết

00:59 0 Comments
Có câu “nhập gia tùy tục”, khi bắt đầu làm việc ở một môi trường mới, chúng ta buộc phải làm quen và hòa nhập với văn hóa ở môi trường đó. Nhưng văn hóa của một công ty không chỉ bao gồm những quy định bề nổi, mà còn có cả những qui tắc ngầm, những luật bất thành văn mà nhân viên nào cũng phải tự hiểu. Không phải ai cũng đủ tinh tế để nhận ra những điều này, nhất là với những tân binh lần đầu tiên đặt chân vào môi trường công sở. Cùng tìm hiểu một số luật ngầm sau đây để không phạm sai lầm ở nơi mới nhé.

1. Không tò mò về chuyện riêng của người khác


5-qui-tac-ngam-cong-so-tan-binh-nao-cung-phai-biet1

Qui tắc đầu tiên mà bạn cần phải biết đó là: Không tò mò quá nhiều về chuyện riêng của người khác. Sau những ngày đầu tiên bỡ ngỡ, bạn sẽ làm quen với khá nhiều đồng nghiệp mới và sẽ có những lời hỏi han gợi chuyện khiến bạn phải tò mò về nhiều thứ. Hãy biết chọn lọc chủ đề để nói, tránh hỏi sâu về những vấn đề riêng tư của đồng nghiệp nếu bạn không muốn bị cho là kẻ lắm chuyện hay ngược lại, bị kể lể nguyên ngày về những thứ vớ vẩn.
2. Ra về sau 5h mới đúng luật
Tuy rằng 5h là thời gian tan sở và bạn hoàn toàn có quyền rời đi ngay lúc đó nhưng hầu hết mọi người không ai làm như vậy. Bạn hãy sắp xếp sao cho mọi việc mỗi ngày được hoàn thành vào lúc 5h. Nếu xong trước giờ ra về, hãy nán lại làm vài việc lặt vặt và rời đi vào khoảng 5h10 phút. Tin chắc rằng sếp và đồng nghiệp sẽ ấn tượng tốt hơn về bạn.
3. Đi ăn trưa không được rủ sếp


5-qui-tac-ngam-cong-so-tan-binh-nao-cung-phai-biet2

Có thể các tân binh sẽ bất ngờ với qui tắc này nhưng đây lại không phải là chuyện lạ. Thông thường giờ ăn trưa sẽ là thời gian để đồng nghiệp ngồi với nhau và bàn tán đủ thứ chuyện cả về công việc lẫn chuyện riêng tư, thậm chí là “nói xấu” cấp trên. Chỉ cần có sếp “góp vui”, chủ đề câu chuyện sẽ bị thu hẹp, không khí trở nên rất gượng gạo.
4. Trước khách hàng, lỗi sẽ thuộc về nhân viên
Nếu gặp phải những trường hợp như vậy thì bạn cũng đừng quá ấm ức hay tức giận. Đây được coi như là điều hiển nhiên phải làm vì thông thường khách hàng sẽ dễ dàng chấp nhận lỗi được gây ra bởi nhân viên hơn là người quản lý. Đây cũng là một trong những cách để giữ hình ảnh, uy tín cho công ty.
5. Tham gia với mọi người, nếu không bạn sẽ là chủ để của câu chuyện


5-qui-tac-ngam-cong-so-tan-binh-nao-cung-phai-biet3

Cho dù bạn là một người khép kín, hãy cố gắng tham gia cùng mọi người trong các buổi tụ tập trò chuyện. Qua những lần như vậy bạn có thể góp nhặt cho mình rất nhiều thông tin hữu ích, ngoài ra còn tạo được mối quan hệ tốt với đồng nghiệp công ty. Ngoài ra, thị phi công sở không tha cho bất kỳ ai, đừng nghĩ rằng đứng ngoài cuộc sẽ tránh được nó, ngược lại, bạn có thể trở thành chủ đề cho mọi người bàn tán.

Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

Kiểu CV nào phù hợp với bạn nhất?

22:21 3 Comments
Việc lựa chọn kiểu CV phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả tìm việc của bạn. Một CV phù hợp với vị trí ứng tuyển sẽ gây được sự chú ý với nhà tuyển dụng. Để viết một CV, chúng ta có thể lựa chọn nhiều kiểu trình bày khác nhau, mỗi kiểu sẽ có những ưu điểm và bất lợi riêng.

kieu-cv-nao-phu-hop-voi-ban-nhat

1. CV theo trình tự thời gian
Đây là kiểu CV được sử dụng phổ biến nhất. Trong CV này, bạn sẽ trình bày lần lượt các kinh nghiệm làm việc của mình và nên đưa công việc hiện tại hoặc công việc cũ gần nhất lên trước. Với kiểu CV này, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng hình dung được những trải nghiệm của ứng viên, tuy nhiên lại chỉ thích hợp với những ai theo đuổi một vị trí ở cùng một lĩnh vực. Nó thể là một điểm bất lợi với những ai có kinh nghiệm gần nhất không liên quan đến vị trí ứng tuyển, có thời gian làm việc ở các công ty không lâu hoặc khoảng trống giữa các công việc quá dài. Nhà tuyển dụng có thể dựa vào đây để khai thác điểm yếu của bạn trong buổi phỏng vấn.
2. CV theo chức năng
Nếu bạn đang tìm kiếm một vị trí cao hơn mà lại không có những kinh nghiệm liên quan, hoặc bạn không muốn nhà tuyển dụng đánh giá mình là một người hay nhảy việc thì một CV chức năng sẽ là lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Như đã nói, CV loại này sẽ giúp bạn không bị lộ các điểm yếu trước nhà tuyển dụng. Tuy nhiên nhiều nhà tuyển dụng vẫn thích nhận những CV theo trình tự thời gian hơn vì CV chức năng khiến họ có đôi chút nghi ngờ và cảnh giác hơn với ứng viên.

kieu-cv-nao-phu-hop-voi-ban-nhat1

3. CV kết hợp
Dù bạn chọn loại nào trong hai loại CV thời gian và CV chức năng thì cũng sẽ không tránh khỏi những điểm bất lợi. Bạn có thể kết hợp cả hai loại này để hạn chế khuyết điểm và tận dụng tối đa ưu điểm của chúng. Trong CV kết hợp, bạn sẽ trình bày những kỹ năng, bằng cấp mà mình có, theo sau đó là công việc liên quan đến vị trí ứng tuyển và thời gian làm việc. Kiểu kết hợp này sẽ giúp bạn làm nổi bật được những thành tích cá nhân, đồng thời thể hiện trải nghiệm của mình trong công việc.