Hiện nay ngoài bằng cấp thì hầu như tất cả các nhà tuyển dụng đều yêu cầu kinh nghiệm khi tuyển dụng nhân sự. Đối với những người ít hoặc chưa có kinh nghiệm đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường thì lại là rào cản lớn nhất để họ có thể tiếp cận với doanh nghiệp. Vậy làm cách nào các bạn trẻ có thể tìm được cho mình một công việc tốt sau khi ra trường?
Các vấn đề dễ gặp phải
- Các bạn sinh viên khi đi phỏng vấn thường tỏ ra ít tự tin vì nghĩ rằng mình có ít kinh nghiệm làm việc quá. Thậm chí nhiều sinh viên mới ra trường không biết sắp xếp chuẩn bị các loại giấy tờ hồ sơ xin việc, phỏng vấn... trong khi đa số nhà tuyển dụng thường đánh giá ứng viên ngay từ kỹ năng thực hiện hồ sơ xin việc. Phần lớn sinh viên không biết cách thể hiện năng lực của mình trên hồ sơ, chỉ trả lời theo mẫu đơn. Đó là chưa kể không hiếm bạn không định hình được công việc của mình sẽ xin vào làm. Các nhà tuyển dụng cho rằng điều đó do sự kém năng động của chính ứng viên.
- Thực tế công việc và kiến thức SV được học ở trường thường có một khoảng cách nhất định. Khi phỏng vấn tuyển dụng, nhà tuyển dụng thường chọn hồ sơ của những SV thật sự giỏi, hỏi những gì liên quan đến công việc để khi đào tạo lại SV đó tiếp cận nhanh với công việc.
Chủ động tạo kinh nghiệm
- Làm thêm: Ai muốn có công việc tốt thì phải cố gắng cật lực. Thay vì vùi đầu vào sách vở thì hiện nay rất nhiều bạn trẻ chủ động tạo kinh nghiệm cho chính mình ngay khi còn đang học, họ đi làm thêm vì nhiều lý do nhưng lý do phổ biến nhất là làm để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Theo con số thống kê ở Anh và Mỹ, hơn 80% sinh viên ở hai nước này đi làm thêm trong khi đi học.
Ở Việt Nam, tuy chưa có thống kê chính thức về tỷ lệ này, xu hướng đi làm thêm ngày càng rõ rệt. Có thể những công việc ấy không liên quan gì đến chuyên môn, nhưng lại giúp họ có những kỹ năng sống cần thiết khi bước vào đời. Khác xa với các bạn chỉ biết có học và học luôn nhìn cuộc đời bằng lăng kính màu hồng, thì những bạn sớm va chạm vào cuộc sống sẽ trang bị cho mình hành trang vững chắc đó là những gì họ vấp phải trong cuộc sống.
Có nhiều bạn ngoại ngữ chỉ bập bẹ nhưng sau một thời gian đi làm công việc phục vụ tiếp xúc với nhiều người nước ngoài thì tiếng Anh đã trở nên lưu loát, vì vậy ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường các bạn trẻ hãy sắp xếp thời gian một cách khoa học, chọn cho mình một công việc phù hợp để trải nghiệm. Một người có kinh nghiệm sống dù sao vẫn tốt hơn là một người không có kinh nghiệm sống lẫn kinh nghiệm làm việc, đó còn là lợi thế của bạn so với đồng môn khi ra trường. Và sẽ là một điểm cộng mà nhà tuyển dụng giành cho bạn trước các ứng viên khác.
- Hoạt động xã hội và kiến thức chuyên môn: Một cách thức phổ biến khác để tích luỹ kinh nghiệm là từ các hoạt động ngoại khoá, hoạt động xã hội hoặc sở thích cá nhân. Tự đào sâu nghiên cứu chuyên môn để am hiểu lĩnh vực và phải khổ luyện. Cạnh đó, những công cụ hỗ trợ nghề nghiệp cũng không thể thiếu (nhân viên bán hàng, tiếp thị nhất thiết phải giỏi tiếng Anh, kế toán phải giỏi vi tính...)
- Thực tập : Bây giờ khá nhiều công ty ưu tiên tuyển thực tập , nhất là các công ty start up. Kể cả những công ty Mỹ, Nhật (nhưng đòi hỏi chút kiến thức). Có thể vừa học vừa làm sẽ mệt, thậm chí chẳng có phụ cấp nhưng bù lại các bạn sẽ có thêm kiến thức thực tế và làm quen với cung cách làm việc trong các công ty . Và nếu bạn làm tốt, rất nhiều công ty sẵn sang tuyển bạn vào một vị trí nhân viên chính thức trong công việc.
Nộp đơn bất kỳ công ty nào
Nhiều bạn sau khi ra trường thường trông chờ vào một công việc phù hợp, lương hấp dẫn, họ bỏ qua những công ty nhỏ vì cho rằng không xứng với năng lực và trình độ của mình. Đến lúc tìm được một công việc ưng ý thì đã bị loại ngay từ vòng phỏng vấn, đây là điều mà hầu hết các bạn trẻ đều gặp phải. Vì chưa từng đi phỏng vấn tìm việc làm nên các bạn thiếu kinh nghiệm trước những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đặt ra.
Mỗi công ty cho dù lớn hay nhỏ thì đều có cách làm việc và cái hay riêng của họ, vì vậy hãy cố gắng để được càng nhiều công ty phỏng vấn càng tốt, kể cả các công ty nhỏ. Thông qua các cuộc phỏng vấn các bạn sẽ có thêm tính dạn dĩ tự tin, hơn nữa trong quá trình phỏng vấn có nhiều nhà tuyển dụng còn cung cấp cho bạn nhiều thông tin thú vị bổ ích và nó sẽ càng có ích cho các cuộc phỏng vấn tiếp theo.
Hơn nữa, nếu được nhận thì sẽ là cơ hội cho bạn gầy dựng kinh nghiệm từ những công ty nhỏ và là chìa khóa để tiến tới những doanh nghiệp lớn hơn. Có rất nhiều bạn trẻ vì cái “tôi” quá lớn nên không cho phép mình làm ở các công ty nhỏ mà chưa chắc mình đã làm tốt, kết cục không có kinh nghiệm làm việc, công ty lớn không nhận, thất nghiệp triền miên.
Mặt khác, hầu hết các công ty khi tuyển dụng đều yêu cầu kinh nghiệm ít nhất 1 năm về vị trí ứng tuyển, nên các bạn mới ra trường đa số có tâm lý thấy yêu cầu này đều bỏ qua công việc đó mà không nộp CV để phỏng vấn. Điều này đánh mất rất nhiều công việc tốt và sự tự tin trong bạn. Và các bạn lưu ý, cái quan trọng nhất trong mỗi buổi phỏng vấn nằm ở sự tự tin và những kiến thức bạn có được.
Thuyết phục nhà tuyển dụng
Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người hòa đồng ham học hỏi, tiếp thu nhạy bén những gì được truyền đạt, từ đó sẽ làm tốt các công việc về sau.
Trong khi phỏng vấn bạn hãy đề cập tới những project, ứng dụng mà mình đã làm được trong quá trình học tập trên trường, những project này do bản thân đã nằm lòng nên sẽ tự tin hơn trong mỗi lần phỏng vấn. Những bạn còn đang ngồi ghế nhà trường thì nên làm nhiều các đồ án, đề tài, bài tập lớn để làm giàu kinh nghiệm của mình .
Những kinh nghiệm này sẽ giúp các bạn thành công hơn ở khi các bạn làm việc thật sự ở các công ty. Và một điều các bạn đừng quên, đó là hãy chủ động thể hiện những kinh nghiệm này trước nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn.
Các vấn đề dễ gặp phải
- Các bạn sinh viên khi đi phỏng vấn thường tỏ ra ít tự tin vì nghĩ rằng mình có ít kinh nghiệm làm việc quá. Thậm chí nhiều sinh viên mới ra trường không biết sắp xếp chuẩn bị các loại giấy tờ hồ sơ xin việc, phỏng vấn... trong khi đa số nhà tuyển dụng thường đánh giá ứng viên ngay từ kỹ năng thực hiện hồ sơ xin việc. Phần lớn sinh viên không biết cách thể hiện năng lực của mình trên hồ sơ, chỉ trả lời theo mẫu đơn. Đó là chưa kể không hiếm bạn không định hình được công việc của mình sẽ xin vào làm. Các nhà tuyển dụng cho rằng điều đó do sự kém năng động của chính ứng viên.
- Thực tế công việc và kiến thức SV được học ở trường thường có một khoảng cách nhất định. Khi phỏng vấn tuyển dụng, nhà tuyển dụng thường chọn hồ sơ của những SV thật sự giỏi, hỏi những gì liên quan đến công việc để khi đào tạo lại SV đó tiếp cận nhanh với công việc.
Chủ động tạo kinh nghiệm
- Làm thêm: Ai muốn có công việc tốt thì phải cố gắng cật lực. Thay vì vùi đầu vào sách vở thì hiện nay rất nhiều bạn trẻ chủ động tạo kinh nghiệm cho chính mình ngay khi còn đang học, họ đi làm thêm vì nhiều lý do nhưng lý do phổ biến nhất là làm để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Theo con số thống kê ở Anh và Mỹ, hơn 80% sinh viên ở hai nước này đi làm thêm trong khi đi học.
Ở Việt Nam, tuy chưa có thống kê chính thức về tỷ lệ này, xu hướng đi làm thêm ngày càng rõ rệt. Có thể những công việc ấy không liên quan gì đến chuyên môn, nhưng lại giúp họ có những kỹ năng sống cần thiết khi bước vào đời. Khác xa với các bạn chỉ biết có học và học luôn nhìn cuộc đời bằng lăng kính màu hồng, thì những bạn sớm va chạm vào cuộc sống sẽ trang bị cho mình hành trang vững chắc đó là những gì họ vấp phải trong cuộc sống.
Có nhiều bạn ngoại ngữ chỉ bập bẹ nhưng sau một thời gian đi làm công việc phục vụ tiếp xúc với nhiều người nước ngoài thì tiếng Anh đã trở nên lưu loát, vì vậy ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường các bạn trẻ hãy sắp xếp thời gian một cách khoa học, chọn cho mình một công việc phù hợp để trải nghiệm. Một người có kinh nghiệm sống dù sao vẫn tốt hơn là một người không có kinh nghiệm sống lẫn kinh nghiệm làm việc, đó còn là lợi thế của bạn so với đồng môn khi ra trường. Và sẽ là một điểm cộng mà nhà tuyển dụng giành cho bạn trước các ứng viên khác.
- Hoạt động xã hội và kiến thức chuyên môn: Một cách thức phổ biến khác để tích luỹ kinh nghiệm là từ các hoạt động ngoại khoá, hoạt động xã hội hoặc sở thích cá nhân. Tự đào sâu nghiên cứu chuyên môn để am hiểu lĩnh vực và phải khổ luyện. Cạnh đó, những công cụ hỗ trợ nghề nghiệp cũng không thể thiếu (nhân viên bán hàng, tiếp thị nhất thiết phải giỏi tiếng Anh, kế toán phải giỏi vi tính...)
- Thực tập : Bây giờ khá nhiều công ty ưu tiên tuyển thực tập , nhất là các công ty start up. Kể cả những công ty Mỹ, Nhật (nhưng đòi hỏi chút kiến thức). Có thể vừa học vừa làm sẽ mệt, thậm chí chẳng có phụ cấp nhưng bù lại các bạn sẽ có thêm kiến thức thực tế và làm quen với cung cách làm việc trong các công ty . Và nếu bạn làm tốt, rất nhiều công ty sẵn sang tuyển bạn vào một vị trí nhân viên chính thức trong công việc.
Nộp đơn bất kỳ công ty nào
Nhiều bạn sau khi ra trường thường trông chờ vào một công việc phù hợp, lương hấp dẫn, họ bỏ qua những công ty nhỏ vì cho rằng không xứng với năng lực và trình độ của mình. Đến lúc tìm được một công việc ưng ý thì đã bị loại ngay từ vòng phỏng vấn, đây là điều mà hầu hết các bạn trẻ đều gặp phải. Vì chưa từng đi phỏng vấn tìm việc làm nên các bạn thiếu kinh nghiệm trước những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đặt ra.
Mỗi công ty cho dù lớn hay nhỏ thì đều có cách làm việc và cái hay riêng của họ, vì vậy hãy cố gắng để được càng nhiều công ty phỏng vấn càng tốt, kể cả các công ty nhỏ. Thông qua các cuộc phỏng vấn các bạn sẽ có thêm tính dạn dĩ tự tin, hơn nữa trong quá trình phỏng vấn có nhiều nhà tuyển dụng còn cung cấp cho bạn nhiều thông tin thú vị bổ ích và nó sẽ càng có ích cho các cuộc phỏng vấn tiếp theo.
Hơn nữa, nếu được nhận thì sẽ là cơ hội cho bạn gầy dựng kinh nghiệm từ những công ty nhỏ và là chìa khóa để tiến tới những doanh nghiệp lớn hơn. Có rất nhiều bạn trẻ vì cái “tôi” quá lớn nên không cho phép mình làm ở các công ty nhỏ mà chưa chắc mình đã làm tốt, kết cục không có kinh nghiệm làm việc, công ty lớn không nhận, thất nghiệp triền miên.
Mặt khác, hầu hết các công ty khi tuyển dụng đều yêu cầu kinh nghiệm ít nhất 1 năm về vị trí ứng tuyển, nên các bạn mới ra trường đa số có tâm lý thấy yêu cầu này đều bỏ qua công việc đó mà không nộp CV để phỏng vấn. Điều này đánh mất rất nhiều công việc tốt và sự tự tin trong bạn. Và các bạn lưu ý, cái quan trọng nhất trong mỗi buổi phỏng vấn nằm ở sự tự tin và những kiến thức bạn có được.
Thuyết phục nhà tuyển dụng
Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người hòa đồng ham học hỏi, tiếp thu nhạy bén những gì được truyền đạt, từ đó sẽ làm tốt các công việc về sau.
Trong khi phỏng vấn bạn hãy đề cập tới những project, ứng dụng mà mình đã làm được trong quá trình học tập trên trường, những project này do bản thân đã nằm lòng nên sẽ tự tin hơn trong mỗi lần phỏng vấn. Những bạn còn đang ngồi ghế nhà trường thì nên làm nhiều các đồ án, đề tài, bài tập lớn để làm giàu kinh nghiệm của mình .
Những kinh nghiệm này sẽ giúp các bạn thành công hơn ở khi các bạn làm việc thật sự ở các công ty. Và một điều các bạn đừng quên, đó là hãy chủ động thể hiện những kinh nghiệm này trước nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn.