Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

Làm việc tại nhà vào thứ sáu?

20:46 0 Comments
Thứ sáu – ngày làm việc kém hiệu quả nhất

Một cuộc khảo sát của Viking tại Ireland, hơn 60% số người được hỏi cho rằng thứ sáu là ngày làm việc kém hiệu quả nhất trong tuần, đặc biệt là vào khung giờ từ 4h chiều đến 6h chiều. Kết quả này cũng là một điều dễ hiểu bởi người lao động đã phải làm việc liên tục 4 ngày trước đó và đến ngày làm việc thứ năm, cơ thể họ đã bắt đầu mệt mỏi, bộ não cũng căng thẳng vì hoạt động quá nhiều dẫn tới hiệu suất làm việc giảm sút.

lam-viec-tai-nha-vao-thu-sau1



Khảo sát này cũng chỉ ra phần đông trong số người tham gia khảo sát đều mong muốn cải thiện tình trạng này. Khoảng 40% mong muốn chế độ đãi ngộ tốt hơn (như tăng lương, chế độ bảo hiểm,..), 30% nói rằng sự cho phép linh động về thời gian sẽ khiến họ cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc, và 25% gợi ý về một ngày thứ sáu làm việc tại nhà.

Một ngày thứ sáu tuyệt vời…

Hãy thử tưởng tượng một ngày thứ sáu một nhân viên thức dậy mà không phải đóng lên mình bộ đồng phục công sở cứng nhắc, không phải vội vã chen chúc vào dòng người tấp nập ngoài kia để kịp giờ làm. Thay vì thức dậy sớm như những ngày làm việc trước, anh ta có thể ngủ thêm một chút cho đủ giấc, hoặc dậy sớm tập thể dục, ăn sáng cùng gia đình,… Sau đó việc anh cần làm là ăn mặc thật thoải mái và ngồi vào bàn làm việc.

lam-viec-tai-nha-vao-thu-sau2



Sự thay đổi địa điểm làm việc như vậy vừa giúp người lao động giảm bớt được thời gian di chuyển để có thêm thời gian cho hoạt động cá nhân, và giảm bớt sự mệt mỏi, căng thẳng. Làm việc tại nhà, cơ thể bạn sẽ có thể thư giãn một cách thoải mái, đầu óc bớt áp lực hơn. Ngoài ra, sự thay đổi không gian làm việc cũng giúp mang lại cảm giác mới mẻ, kích thích khả năng suy nghĩ, sáng tạo.

…những chưa chắc đã hoàn hảo

lam-viec-tai-nha-vao-thu-sau3


Tuy nhiên, một số nhà lãnh đạo có kinh nghiệm cho rằng, việc cho phép nhân viên làm việc tại nhà cũng tiềm tàng những mối nguy. Đầu tiên phải kể đến là sự mất tập trung. Ở nhà, bạn sẽ có nhiều mối quan tâm hơn là công sở. Công việc nhà, sự quấy rầy của con nhỏ, khách viếng thăm,… đều là có thể khiến bạn mất tập trung khi đang làm việc. Ngoài ra các công ty cũng lo ngại tính kỷ luật của nhân viên sẽ bị ảnh hưởng nếu làm việc tại nhà vào ngày thứ sáu. Khi bạn ăn mặc một cách chuyên nghiệp, cách giao tiếp, xử lý vấn đề của bạn cũng chuyên nghiệp hơn và phù hợp với tính chất công việc. Các công ty lo ngại khi bạn ăn mặc và làm việc quá thoải mái, cách bạn giải quyết công việc cũng sẽ “thoải mái” theo.

Nhìn chung, ngày thứ sáu làm việc tại nhà là một giải pháp khá hữu hiệu để vừa cải thiện chất lượng làm việc vừa cải thiện chất lượng cuộc sống cho người lao động. Các nhà lãnh đạo hãy dựa vào tính chất công việc của nhân viên, phân tích kỹ lưỡng lợi ích và rủi ro để quyết định xem có nên áp dụng hình thức này cho doanh nghiệp của mình hay không.

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

Các bước chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn qua Skype thành công

23:04 0 Comments
Một trong những hình thức thường được các nhà tuyển dụng lựa chọn để phỏng vấn các ứng viên từ xa đó là phỏng vấn qua Skype. Tuy không phải gặp mặt trực tiếp với nhà tuyển dụng nhưng nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, buổi phỏng vấn có thể sẽ khó khăn hơn bạn nghĩ. Bài viết sau đây chia sẻ các tip trong công tác chuẩn bị nhằm giúp bạn có được buổi phỏng vấn qua Skype thật thành công.


cac-buoc-chuan-bi-cho-mot-buoi-phong-van-qua-skype

Tạo không gian ghi hình
1. Camera Lựa chọn thiết bị có chất lượng camera tốt và đường truyền ổn định để hình ảnh được truyền tải một cách tốt nhất. Chỉnh camera ở độ sáng thích hợp không quá tối hoặc chói. Điều chỉnh góc quay của camera ở vị trí thích hợp sao cho hình ảnh của bạn là trung tâm. Lưu ý không đặt quá gần hay quá xa. 2. Phông nền Chọn phông nền màu sắc nhã nhặn, đơn giản tránh những màu sắc quá nổi bật hay nhiều chi tiết rối rắm. Gợi ý tốt nhất là không gian trong phòng làm việc hoặc phòng khách của bạn. Nhưng hãy sắp xếp mọi thứ lại một chút để nhà tuyển dụng thấy phong cách chuyên nghiệp của bạn nhé. 3. Âm thanh Hãy dành riêng một khoảng thời gian trống nhất định cho buổi ghi hình. Tắt âm thanh của tất cả các thiết bị và hãy lưu ý với các thành viên trong gia đình rằng bạn sẽ có một buổi phỏng vấn quan trọng để không bị làm phiền.
Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn
1. Luyện tập trước ống kính Bạn nên giành thời gian luyện tập trước nhiều lần để quen với kiểu phỏng vấn này. Bật camera lên, giả định bạn đang đối diện với nhà tuyển dụng qua màn hình. Lưu ý hướng mắt vào camera, không nhìn vào màn hình vì như vậy sẽ trông như bạn đang nhìn xuống dưới. Luyện tập lại nhiều lần để có một phong thái thật tự tin và chuyên nghiệp nhé. 2. Nghiên cứu về công ty Tuy hình thức khác nhau nhưng nội dung của một buổi phỏng vấn qua Skype cũng sẽ tương tự như phỏng vấn trực tiếp. Nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn các câu hỏi để kiểm tra mức độ quan tâm và hiểu biết của bạn về công ty, vì vậy hãy nắm chắc những thông tin này trước khi bước vào buổi phỏng vấn để có thể trả lời một cách trót lọt. 3. Chọn trang phục phù hợp


cac-buoc-chuan-bi-cho-mot-buoi-phong-van-qua-skype-1

Đừng nghĩ rằng phỏng vấn qua camera thì trang phục như thế nào cũng được nhé. Nhà tuyển dụng bao giờ cũng sẽ đánh giá cao một ứng viên với trang phục lịch sự hơn là một ứng viên ăn mặc thiếu chỉnh chu. Hãy lựa chọn trang phục gọn gàng, lịch sự như đang tham dự một buổi phỏng vấn trực tiếp. Gợi ý trang phục hoàn hảo cho nam là sơ mi trắng dài tay thắt cà vạt, suit tối màu và tóc cắt gọn gàng, nữ nên trang điểm nhẹ và tiết chế trang sức.
Bước vào phỏng vấn
1. Nói rõ ràng Cố gắng phát âm rõ ràng, không nói quá nhanh hoặc quá chậm, và duy trì âm lượng ổn định để nhà tuyển dụng không bỏ sót bất kỳ ý nào trong câu trả lời của bạn. 2. Trả lời một cách rành mạch Lắng nghe câu hỏi, dành vài giây suy nghĩ và bắt đầu trả lời. Cố gắng thể hiện quan điểm của mình một cách rõ ràng. Với những câu hỏi quá khó đối với bạn, hãy chuyển hướng một cách khéo léo và lôi kéo sự chú ý của nhà tuyển dụng vào những điểm mạnh trong CV của mình.
Sau buổi phỏng vấn
1. Gửi thư cảm ơn Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn, hãy gửi một bức thư cảm ơn tới nhà tuyển dụng trong đó bày tỏ sự biết ơn và mong muốn được làm việc tại công ty. Thư cảm ơn sẽ nhắc nhà tuyển dụng nhớ tới bạn và đánh giá cao sự nghiêm túc của bạn đối với vị trí ứng tuyển. 2. Gợi ý về buổi gặp tiếp theo Hãy tự tạo ra cơ hội cho mình bằng cách gợi ý về buổi gặp mặt tiếp theo (có thể là trực tiếp) với nhà tuyển dụng. Những câu như “Tôi rất mong muốn một buổi gặp mặt trực tiếp để tôi có thể trao đổi rõ hơn về vấn đề…của công ty” sẽ giúp bạn có được sự đánh giá cao.